Chuyên mục  


Theo dự báo của công ty tư vấn công nghệ thông tin Gartner, đến năm 2025, ước tính 45% các tổ chức trên toàn thế giới đối mặt với các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng phần mềm của họ, tăng gấp 3 lần so với năm 2021.

Các mối đe dọa trên đám mây ngày càng gia tăng cả về quy mô và độ phức tạp. Trước đây, một số đối tượng tấn công chủ yếu để "đánh bóng" tên tuổi cá nhân. Song hiện nay, nhiều cuộc tấn công được thực hiện một cách có hệ thống và gây ra những thiệt hại nặng nề hơn cho doanh nghiệp. Vì vậy, nhu cầu bảo vệ hạ tầng trên đám mây của các doanh nghiệp và tổ chức công là cần thiết.

Lãnh đạo Viettel IDC chia sẻ về vai trò của bảo mật tại sự kiện (Ảnh: Viettel IDC).

Tại hội thảo, ông Phạm Việt Hưng, đại diện Viettel IDC chia sẻ, dữ liệu ngày càng được tạo ra nhiều hơn, là tài sản có vai trò quan trọng trong cách mạng công nghiệp 4.0 trên hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Trong khi đó, thế giới đã và đang có rất nhiều cuộc tấn công ngày càng tinh vi và nguy hại, nhằm vào dữ liệu của doanh nghiệp, bao gồm cả thủ đoạn sử dụng mã độc để kiếm tiền trái phép từ doanh nghiệp, làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi chiến lược của mình theo hướng ưu tiên bảo vệ tài nguyên dữ liệu của mình.

Ông Phạm Việt Hưng chia sẻ về giải pháp an toàn dữ liệu trên điện toán đám mây (Ảnh: Viettel IDC)

Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Quang Trọng, đại diện Bitdefender Việt Nam chia sẻ, các hình thức tấn công vào những doanh nghiệp trở nên tinh vi hơn bao giờ hết, từ kỹ thuật hack độc lập tới các cuộc tấn công mạng phức tạp. Giải pháp mà chuyên gia từ Bitdefender đưa ra cho các doanh nghiệp là tăng cường bảo vệ các hệ thống endpoint (điểm cuối), bao gồm máy chủ, máy trạm windows, MAC, điện thoại di động; cũng như bảo vệ các nền tảng ảo hóa và sử dụng công nghệ AI/ML, tự động phản hồi điểm cuối.

Ngoài các giải pháp chủ động, dự phòng và tăng cường bảo vệ hệ thống, ông Nguyễn Thạc Nam, đại diện Nessar cũng chia sẻ tới khách hàng nền tảng Open XDR Platform.

Theo ông Nam, giải pháp này có thể xem là Full SOC in one box, hiện là xu hướng cho việc xây dựng trung tâm điều hành an ninh mạng SOC/VSOC, MSSP, toàn diện, hiệu quả, thông minh và tiết kiệm chi phí.

Sự kiện thu hút nhiều khách mời tham gia (Ảnh: Viettel IDC).

Trong chiến dịch thúc đẩy chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây của Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện Bộ nhấn mạnh, điện toán đám mây sẽ là thành phần quan trọng nhất của hạ tầng số.

Việc đưa dữ liệu lên đám mây giúp doanh nghiệp quản lý điều hành tốt hơn, hợp lý hóa quy trình, nâng cao năng suất, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm kỹ thuật số của khách hàng. Tuy nhiên, đi cùng với những ưu điểm vượt trội, việc "lên mây" cũng tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong việc đảm bảo vấn đề bảo mật.

"Hội thảo "Kích hoạt tương lai bảo mật toàn diện", mang đến cái nhìn rõ nét về những thách thức trong việc bảo mật trên điện toán đám mây, chiến lược bảo vệ dữ liệu chủ động. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp tìm cho mình một giải pháp bảo mật thiết thực trên đám mây", chia sẻ từ Viettel IDC.

Viettel IDC là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu tại trường Việt Nam với hệ sinh thái dịch vụ, sản phẩm đa dạng trên hạ tầng điện toán đám mây, từ những giải pháp phát triển, vận hành, đến bảo mật dữ liệu - bước cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp.

Theo Viettel IDC, tháng 3, đơn vị đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng. Đây được xem là chiếc "chìa khóa" quan trọng, giúp Viettel IDC tự tin mang đến những giải pháp bảo mật tốt nhất dành cho khách hàng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020