Chuyên mục  


Độc giả: Minh Thanh

Theo kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T), việc lát sàn nhà vệ sinh nếu không được kiểm tra và đánh mốc cao độ chính xác sẽ khiến xảy ra tình trạng này.

Nguyên nhân đầu tiên là do thợ đánh mốc cao độ sai hoặc độ dốc quá ít khiến nước không chảy theo đúng hướng thoát về hố ga. Thông thường độ dốc thoát nước cho sàn nhà vệ sinh là 2-3% tùy địa hình cũng như công năng sử dụng.

Nguyên nhân thứ hai là do cán nền quá dày và khi sàn vữa cán chưa khô đã dán gạch hoàn thiện khiến cho độ co ngót của sàn vữa không đồng đều, gây hiện tượng võng cục bộ ở một vài vị trí nhất định.

Đánh mốc cao độ sai hoặc độ dốc quá ít khiến nước không chảy theo đúng hướng thoát về hố ga là một trong những nguyên nhân khiến nhà vệ sinh đọng nước. Ảnh minh họa: sina.com

Để đảm bảo việc dánh dốc và lát gạch đạt hiệu quả, người thợ cần phải căng dây hoặc dùng máy laze để bắt mốc cao độ trước khi lát. Trong quá trình lát tuyệt đối không được đi lại dẫm chân lên những viên gạch sau 3-6 tiếng (Tùy vào độ dày lớp vữa cán nền nhà vệ sinh dày hay mỏng).

Để khắc phục và xử lý tình trạng như gia đình bạn gặp phải, trước hết cần kiểm tra toàn bộ bề mặt sàn nhà vệ sinh xem có vị trí nào bị trũng đọng nước và đánh dấu lại trên các viên gạch.

Bước tiếp theo là cậy bỏ những viên gạch tại vị trí đó lên (có thể sẽ không giữ được gạch còn nguyên ven), sau đó dùng xi măng để thêm vào phần sàn vữa cũ, sao cho khi đặt cây thước thẳng qua các vị trí viên gạch không nhìn thấy kẽ hở nữa.

Lưu ý trước khi lát lại gạch mới, cần cạo sạch các đường chu vi bao quay gạch, tránh việc khi đặt lại gạch không khớp vào vị trí cũ.

Trang Vy

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020