Chuyên mục  


Tree House ẩn mình trong những lùm cây xanh, tọa lạc ở một ngôi rừng tại Nam Phi. Công trình mang dáng dấp như một căn nhà trên cây trong cổ tích, nhưng toát lên hơi thở hiện đại ở hình khối kiến trúc và vật liệu.

Thông tin dự án:

  • Tên đầy đủ: Tree House
  • Thể loại: Nhà ở
  • Đơn vị thiết kế: Malan Vorster Architecture Interior Design (MVAID)
  • Địa điểm: Cape Town, Nam Phi
  • Diện tích: 117m2
  • KTS chủ trì: Pieter Malan, Jan-Heyn Vorster
  • Các nhà thầu: Hakwood, Western red cedar, COR-TEN
  • Kết cấu: Henry Fagan & Partners
  • Thiết kế cảnh quan: Mary Maurel Gardens
  • Nhiếp ảnh: Adam Letch, Mickey Hoyle

Thuyết minh từ KTS

Cape Town là một thành phố đa dạng sinh học, chứa rất nhiều các rừng cây quý hiếm trên một địa hình phong phú về cao độ. Các KTS của Malan Vorster Architecture Interior Design trước đây đã từng thiết kế nhiều dự án trên mảnh đất màu mỡ này.

Dự án Tree House là bước kế tiếp đánh dấu sự trở lại của họ tại Nam Phi. Lần này, họ đã mang đến một “ngôi nhà cây” nhỏ nhắn, đắm chìm vào thiên nhiên nhưng đầy đủ sự hiện đại và tiện nghi tối thiểu của một không gian sống ở thế kỷ 21.

Lấy cảm hứng từ những cây xanh trong khu vực, KTS đã đề xuất concept ngôi nhà ẩn mình trong những lùm cây, với hình thức giống một chiếc cabin hiện đại. Điều này đáp ứng được nhu cầu của chủ đầu tư – một người rất yêu thiên nhiên, đặc biệt là cây xanh.

Dự án được khai thác công năng theo chiều dài, về hình thức lại như hòa mình với thiên nhiên, với rừng cây xanh lâu đời. Việc làm này cũng giúp Tree House có thể tối đa hóa tầm nhìn cho người sử dụng bởi lợi thế về chiều cao.

Công trình được hình thành có phần ảnh hưởng từ cách sử dụng gỗ của hai KTS Horace Gifford và Kengo Kuma: làm việc với gỗ một cách nghiêm túc để kiến tạo nên không gian, có đặc có rỗng và đặc biệt tập trung vào những khoảng trống trung tâm. 

Sơ đồ tổ chức không gian của Tree House tuân theo những quy tắc hình học thuần túy. Nét đặc sắc đến từ cách KTS biến tấu các hình cơ bản như hình vuông, tròn theo bố cục của riêng mình.

Công trình là một hình vuông, với mỗi cạnh được chia thành ba module và hai trong số chúng xác định đường kính của một hình tròn trên mỗi bốn cạnh của hình vuông. Chúng tôi gọi đây là cách bài trí theo bố cục bánh xe tròn.” – MVAID cho biết.

Mặt tiền bao quanh bởi kính. Hệ thống chịu lực sử dụng vật liệu là các tấm thép Corten cắt laser. Các thanh thép trợ lực cho dầm sàn gỗ. 

Căn nhà bao gồm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt: không gian sinh hoạt chung và bếp ăn ở tầng một, phòng ngủ ở tầng hai và tầng mái làm nơi trồng trọt. Xoay quanh các khối nhà hình trụ là sự ấm cúng đến từ các không gian sinh hoạt với diện tích nhỏ. 

MVAID giải thích thêm về cách “chơi hình” của mình: “Hình vuông mang tính chất định hướng hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Hình tròn thì không. Nhưng nếu dùng bốn hình tròn ghép lại thì chúng lại là biểu thị của môi trường hữu cơ tự nhiên.” 

Tâm của mỗi vòng tròn là vị trí của cột, các vòng tròn làm nhiệm vụ đỡ các dầm sàn ở trên, được kết nối với hệ thống cột bằng hình thức phân nhánh như cành cây. Chúng tôi sắp đặt các vòng tròn bao quanh không gian sống là một mặt sàn hình vuông, giống như một bố cục hình học cơ bản.”

Người vào nhà sẽ tiếp cận sảnh chính bằng cầu thang với những bậc nhỏ dẫn lên tầng trệt, nơi nằm cao hơn so với mặt đất để tạo sự hứng thú về cao độ. 

Tầng mái là nơi trồng trọt, cũng là không gian mở hoàn toàn được tích hợp ghế ngồi. KTS gọi đây là “góc hưởng thụ” của chủ nhà.

Một số hình ảnh về chi tiết liên kết chịu lực của công trình:

Bản vẽ điển hình:

Biên dịch | Duc Anh (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Ngôi nhà giữa rừng cây jarrah
  • Hidden House – Ngôi nhà độc đáo “lẩn” giữa rừng sâu | Archterra Architects
  • Rio House – nhà “lơ lửng” giữa rừng mưa nhiệt đới | Fergus Knox

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020