Chuyên mục  


Cúng ông Công ông Táo năm nay có điều đặc biệt, các gia đình cần lưu ý điều gì để may mắn, gia đình an yên cả năm?

Nhiều người hiện nay quan niệm rằng, việc tỉa chân hương cuối năm trước khi đón Tết Nguyên đán thích hợp nhất là sau lễ tiễn Táo quân chầu trời. Bởi cho rằng thời điểm này, ông Táo, bà Táo đi vắng nên có thể tranh thủ dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân hương để khi đón Táo quân trở về, khu vực thờ cúng đã được sạch sẽ, trang nghiêm mà không sợ ảnh hưởng đến việc thờ cúng hay động chạm đến bàn thờ. Ngược lại có người cho rằng, tỉa chân nhang xong mới cúng Táo quân. Vấn đề này hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm. Các gia đình có thể chiêm nghiệm lời khuyên của các chuyên gia phong thủy dưới đây để lựa chọn cách thức phù hợp cho gia đình, điều kiện của mình.

Ảnh minh họa

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho rằng, công việc rút tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ, tổng vệ sinh phòng thờ nên thực hiện sau khi đã hoàn thành lễ nghi cúng 23 tháng Chạp, cúng ông Công ông Táo. Chẳng hạn, cúng sáng ông Công, ông Táo thì chiều có thể tiến hành nghi lễ bao sái ban thờ. Còn nếu bạn cúng vào chiều 23 tháng Chạp phải đến sáng hôm sau mới được thực hiện các nghi lễ đó. Công việc này yêu cầu phải làm vào ban ngày, không nên làm vào buổi tối.

Năm nay 2021 đặc biệt là ngày cúng ông Công ông Táo trùng với ngày Lập Xuân nên nếu gia đình nào thực hiện lễ cúng sớm trước 23 tháng Chạp nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh ngay sau khi cúng. Còn những gia đình cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng chạp, cúng xong để an yên và sang ngày 24 hay 25 mới được rút tỉa chân nhang. Vì ngày 23 tháng Chạp trùng ngày 4/2 ngày Lập Xuân không thể rút tỉa chân nhang được sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.

Trao đổi với PV báo Gia đình và Xã hội, TS.KTS Vũ Thế Khanh (TGĐ Liên hiệp khoa học UIA) lại cho rằng, thực tế không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể cũng như quy định về việc nên rút, tỉa chân hương vào ngày nào để đón Tết. Khi nào thấy bàn thờ chưa được trang nghiêm thanh tịnh thì nên lau dọn ngay, hoặc đặt lịch định kỳ bao nhiêu ngày sẽ lau một lần, không nhất thiết cứ phải chờ đến dịp tết âm lịch mới lau dọn.

Còn trước băn khoăn của nhiều người không biết nên cúng trước rồi tỉa chân nhang sau hay là sau khi làm lễ cúng ông Công, ông Táo mới tỉa chân nhang, chuyên gia phong thủy Linh Quang cho rằng, đã là lễ bái cần phải sạch sẽ không chỉ ban thờ mà cả người.

Trước khi cúng bao giờ cũng phải sạch sẽ, gọn gàng, lấy sinh khí tươi mới rồi mới lễ cúng. Vì vậy, bao sái bàn thờ và tỉa chân nhang sạch sẽ trước khi cúng. Trước khi thực hiện bao sái, người xưa tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương vái xin tỉa chân nhang và bao sái ban thờ luôn. Sau đó mới cúng Táo Quân. Thắp nén hương lên bàn thờ tổ tiên, thần linh như lời báo cáo về việc dọn dẹp đã hoàn tất.

Nhiều người cho rằng phải chờ đến ngày 23 tết Ông Công Ông Táo mới tỉa chân hương và lau chùi – đó là quan niệm sai lầm. Thậm chí có người còn để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác. Đó là sự mê tín và có ý khoe rằng rằng "ta là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng…". Đứng về mặt Tâm linh thì sự "chưng diện" đó chỉ chứng minh rằng tín chủ là người rất hay vụ lợi, thích khoe khoang và còn nặng về kể công …

Việc thờ cúng là để tỏ tâm thành hiếu đễ, tri ân đối với gia tiên, tiền chủ, thần linh hộ pháp; rất cần phải khiêm tốn, cũng giống như dâng cơm báo hiếu cha mẹ thì chẳng ai lại dám kể công. Do vậy bài trí bàn thờ nên tránh việc rơi vào hình thức bề ngoài, hào nhoáng để chưng diện khoe với với thiên hạ là chính, mà quên mất điều cơ bản là tâm thành hiếu kính.

"Mọi người không nên để nhiều chân hương vì chân hương chỉ là rác, bàn thờ sẽ nhanh bụi bặm. Khi tỉa chân hương chỉ nên để lại 3 chiếc chân hương là được. Nếu bát hương bị rác, bàn thờ bụi bặm thì gia chủ dễ bị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, viêm da, xạm da, viêm phổi…" - TS Vũ Thế Khanh cho hay.

Đồng quan điểm, chuyên gia phong thủy Linh Quang (Phong thủy đào tạo thực hành) cũng cho rằng, bàn thờ là nơi linh thiêng nên việc lau dọn bàn thờ có thể tiến hành thường xuyên hàng tháng chứ không nhất thiết theo dân gian vào đúng ngày ông Công ông Táo. Bất cứ thời điểm nào cuối năm, mọi người đều có thể sái tịnh bàn thờ được.

Các chuyên gia khuyến cáo, trong khi rút tỉa chân nhang không xê dịch bát hương hay nhấc cả bát hương đổ ụp xuống. Nên giữ bát hương chắc và để lại một vài nén hương, thường là 3 – 7 - 9 nén, không nên để 4, 14 và 25 nén hương.

Khi bao sái thực hiện từ trên cao xuống thấp. Với những đồ bằng đồng trên ban thờ không lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất vì đồng dễ bị ô xi hóa, nhanh bị xỉn. Khi sạch bụi rồi, bước tiếp theo thay nước các bình hoa, thay nước cúng…

P.Thuận

Chuyên gia phong thủy chia sẻ những kiêng kỵ nên tránh làm trong ngày Lập Xuân để may mắn cả năm Tân Sửu 2021

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020