Chuyên mục  


Vay nợ 750 triệu đồng mua nhà 1,7 tỷ đồng 

Gia đình Bích Nhựt (33 tuổi, đang nghỉ ở nhà làm nội trợ và kinh doanh online sau một thời gian làm kế toán) vừa mua nhà vào tháng 9 năm nay (2023). Đây là căn hộ 70m2 gồm 2 phòng ngủ, 2 nhà vệ sinh ở Dĩ An, Bình Dương, mua lại với giá 1,7 tỷ đồng. Giá trước đó là 2,1 tỷ đồng nhưng do chủ cũ phải bán lỗ để trả ngân hàng nên rẻ hơn. “Mình mua nhà vào đầu tháng 9, đây là lúc thị trường BĐS đóng băng. Vợ chồng mình quyết định mua thời điểm này vì giá BĐS giảm khá nhiều so với những giai đoạn đạt đỉnh, có nhiều sự lựa chọn hơn”. 

z4831604807591508d5c93eea21048eb35ba58c493e2ca-16987272976521808946788-1698806067376-1698806067551878466724.jpg

Bích Nhựt

Khi mua nhà, gia đình Bích Nhựt đã vay ngân hàng 750 triệu đồng, thời hạn trả nợ 30 năm. Tuy nhiên, cô lên kế hoạch trả đứt cho ngân hàng trong vòng 6 năm. Bởi vì bước qua năm thứ 6, trả trước hạn sẽ không bị tính lãi phạt. 

“Mình cho rằng chỉ nên mua nhà trả góp khi đã tích lũy được từ 30-50% giá trị BĐS. Mặc dù có nhiều dự án cho vay lên đến 70-80%, thậm chí 90% giá trị BĐS, nhưng điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải trả lãi hàng tháng khá lớn cho khoản vay này. Mức lý tưởng là bạn đã có 50% giá trị ngôi nhà hoặc ít nhất là 30%. Điều này thể hiện khả năng trả nợ gốc và lãi sẽ nằm trong mức cho phép từ thu nhập của bạn, tránh những khoản vay này vô tình thành nợ xấu trong tương lai. Nếu mượn được từ người thân thì ưu tiên mượn trước nhưng phải lập kế hoạch trả nợ cụ thể và trả đúng hạn”. 

z48315739036032d38f8c443af32cc3e3e164b5794251d-16987274098131528788800-1698806068039-16988060681111268325920.jpgz4831573919246426b898750a6173abc4194aac5c7a10f-1698727409744805783668-1698806068540-1698806068604898528291.jpgz483157393505924c7a31dfcca0f53ee740d4a376adfb3-1-16987274095771565337609-1698806069092-16988060691592042394514.jpg
z4831573927338bd744de539a8333e35a8c89adec23f81-1-16987274094831757553185-1698806069633-1698806069709512506503.jpgz48315739387402b09fd7dabbe4598df0172439f0a63aa-1-1698727409657540669314-1698806070296-1698806070373444551035.jpg

Không gian nhà gia đình Bích Nhựt

Theo Bích Nhựt, có một số bước cần tính toán trước khi mua nhà. Đầu tiên, vợ chồng nên xác định số tiền cần có để dành đến lúc mua nhà ít nhất phải đạt được 30% giá trị nhà. Sau đó, lập kế hoạch tiết kiệm ngay sau khi kết hôn. Mỗi tháng khi nhận lương, vợ chồng cần cân đối một số khoản chi tiêu như sau: 

- Xác định các khoản chi tiêu cố định hàng tháng như tiền thuê nhà, điện nước, mạng internet, thực phẩm 3 bữa/ngày, tiền học cho con…

- Xác định các khoản chi tiêu linh hoạt hàng tháng như tiền ăn uống ngoài, mua sắm, giải trí,...

- Đặt ra mục tiêu tiết kiệm cho mỗi khoản chi tiêu và cố gắng giảm thiểu những chi phí không cần thiết như giảm số lần ăn ngoài 

- Theo dõi chặt chẽ những khoản thu chi bằng cách ghi chép các khoản thu – chi hàng ngày. Mỗi tháng tổng kết lại để đánh và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

Hãy trích 1 khoản tiết kiệm online tự động hàng tháng. Mỗi tháng sau khi trừ các khoản chi phí, Bích Nhựt luôn cài đặt tự động trích 1 khoản tiền vào tài khoản tiết kiệm online và hạn chế không đụng vào số tiền đó.

Bên cạnh đó, cô cho rằng để tránh rủi ro về tài chính, mọi người nên tìm cách tăng thu nhập. “Sau khi sinh, mình nghỉ làm để chăm bé đến 2 tuổi mới đi làm lại. Trong thời gian đó, mình có nguồn thu nhập thông qua việc bán hàng online các sản phẩm mẹ và bé. Khi bé bắt đầu đi học, mình trở lại với công việc kế toán và bán hàng online. Sau một thời gian, mình nghỉ hẳn chuyển qua làm kinh online và nhận hồ sơ kế toán làm tại nhà. Điều này giúp mình có thời gian để chăm gia đình mà vẫn có nguồn thu nhập ổn định. Ngoài ra, chồng mình ngoài lương cứng cũng tăng thu nhập bằng cách bán các sản phẩm ắc quy công nghiệp”. 

thiet-ke-chua-co-ten-12-16987275613541579599866-1698806071215-16988060713021016017083.png

Tiện ích của khu chung cư

Những tiêu chí cần lưu ý khi mua nhà

Mặt khác, khi mua nhà gia đình Bích Nhựt cũng đặt ra một số tiêu chí nhất định để có thể lựa chọn căn hộ phù hợp nhất với lối sống cũng như ngân sách. Tiêu chí đầu tiên là giá tiền có phù hợp với tài chính của gia đình hay không. Theo Bích Nhựt, ngôi nhà to nhất là ngôi nhà phù hợp với khả năng bản thân. Căn nhà đẹp nhất là căn có đầy đủ các thành viên trong gia đình. Ngoài số tiền tiết kiệm, hãy xác định khả năng vay vốn cũng như lên kế hoạch trả nợ. Bạn cần tìm hiểu trước chính sách vay vốn, lãi suất. “Nhà đất ở trung tâm Sài Gòn hiện tại có giá cao so với tài chính của gia đình nên mình lựa chọn căn hộ. Bên cạnh đó, chung cư thường sẽ đi kèm nhiều tiện ích, an ninh hơn”. 

Tiêu chí thứ hai là vị trí. Bạn nên xem xét và xác định mình sẽ mua ở khu vực nào, tìm hiểu các khía cạnh khu vực tiện ích dịch vụ xung quanh, chẳng hạn như trường học, bệnh viện, siêu thị, hồ bơi , khu vui chơi trẻ em…, giao thông và an ninh khu vực.

Đừng quên xem xét diện tích và cấu trúc căn nhà. Bạn nên xem xét kích thước và cấu trúc của ngôi nhà có phù hợp với nhu cầu của gia đình như số phòng ngủ, phòng tắm, diện tích sử dụng, hướng nhà. Nếu mua lại nhà đã qua sử dụng, hãy kiểm xem ngôi nhà có cần sửa chữa cải tạo nhiều không, chẳng hạn như hệ thống điện nước và cơ sở hạ tầng. 

Khi mua bất động sản, hãy tính đến tiềm năng tăng giá trong tương lai. Điều này xuất phát từ tiềm năng phát triển của khu vực, các dự án phát triển gần đó và xu hướng tăng giá trị BĐS trong thời gian tới. “Chẳng hạn, dự án mình đã mua hiện chủ đầu tư thông báo dự kiến cuối năm 2023 xây thêm block thứ 4 có kết hợp thêm trung tâm thương mại. Cộng thêm tiện ích hiện có là ngay sát Vincom, mình cho rằng sau khi qua giai đoạn BĐS biến động mạnh, giá trị căn hộ sẽ tăng hơn so với thời điểm hiện tại”. 

Yếu tố pháp lý cũng rất quan trọng. Người mua nhà cần kiểm tra rõ ràng về quyền sở hữu, giấy tờ liên quan để tránh trường hợp mua phải dự án không ra sổ được về sau.

photo-1-16986600015131111319856-1698727280837508479985-1698806072041-16988060721041844766761.jpeg

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020