Được xây dựng vào năm 1929, Chợ trung tâm Đà Lạt không chỉ là một khu thương mại sầm uất, mà còn đóng vai trò như một cột mốc lịch sử quan trọng của thành phố ngàn hoa. Nơi đây đã trải qua nhiều thời kỳ với nhiều màu sắc, gợi lên nhiều xúc cảm đặc biệt trong mắt người yêu lịch sử – nghệ thuật.
Vào đầu thế kỷ 20, Chợ Đà Lạt bắt đầu hình thành từ những tấm gỗ, tấm tôn đầu tiên. Khi ấy, người ta gọi đây là “Chợ Cây”, hoặc có thể hiểu nghĩa đen là chợ buôn gỗ.
Từ năm 1958, các tòa nhà mọc lên như nấm tại đây, đánh dấu một sự quan tâm đặc biệt của người dân dành cho khu chợ mà trước đây chưa hề có. Nhiều công trình trong đó là tác phẩm của KTS Nguyễn Duy Đức – ông là một trong những thế hệ KTS đầu tiên tại Việt Nam.
Một cây đại thụ khác – KTS Nguyễn Viết Thụ đã nhận được dự án thiết kế lại Chợ Đà Lạt ngay sau khi hoàn thành chương trình học tại Pháp. Đây là dự án đầu tiên khi ông quay trở về Việt Nam.
Đến nay, phần lớn các bản vẽ của khu chợ vẫn còn được giữ lại. Chúng đều là những tâm huyết của KTS Nguyễn Viết Thụ, nổi bật trong đó là cây cầu đi bộ mang tính biểu tượng, cho đến những thảm hoa tuyệt đẹp phía trước các tòa nhà.
Dưới đây, kienviet.net sẽ giới thiệu cùng độc giả những bức hình quý giá, tái hiện lên ngôi chợ mang màu thời gian nằm giữa lòng thành phố Đà Lạt.
Ảnh: Flickr @manhhai
Biên dịch | Duc Anh (Nguồn: Saigoneer)
XEM THÊM:
- “Bức tử” đồi Dinh tỉnh trưởng Đà Lạt: Các KTS nói gì?
- Đà Lạt quy hoạch khu Hòa Bình: Lại đề xuất bê tông hóa!
- The LOOP house – Ngắm trọn 360 độ thiên nhiên Đà Lạt | G+ Architects