Chuyên mục  


Ở London, những tòa nhà khổng lồ theo phong cách Brutalism (chủ nghĩa Thô mộc, Bạo liệt) bị bỏ quên đã lâu đang dần hồi sinh và được trao cho sự sống mới. Làn sóng cải tạo có sự hiểu biết sâu rộng đang được dẫn dắt bởi một nhóm những nhà phát triển muốn “cứu vớt” và tận dụng những dáng hình bi tráng của các cấu trúc bê tông đô thị này. 

London không phải điểm đến duy nhất của xu hướng đó, rất nhiều nơi trên thế giới, những công trình thuộc phong cách Brutalism đang được hồi sinh. Chỉ tính riêng thủ đô nước Anh, việc cải tạo Centre Point và Tòa Nhà Economist hiện cũng đang là một phần của phong trào.

Bài viết mang đến cho độc giả một vài nét mới mẻ về sự phát triển mới của Tháp Balfron ở London hoặc ghé thăm Brussels, nơi một công trình Brutalism đang được chuyển đổi thành không gian làm việc chung và ở Hoa Kỳ, một toà nhà của Marcel Breuer tại Connecticut đang biến hình thành một khách sạn…

Centre Point, 1963 – 1966, xây dựng bởi Richard Seifert & Partners 

Khi được hoàn thành vào năm 1966, Centre Point thể hiện sự lạc quan trong bối cảnh ban đầu của một London thời hậu chiến, nổi bật với lối kiến trúc và những kỹ thuật tiên phong. Tuy nhiên, nó vẫn không được sử dụng trong nhiều năm cho đến tận năm 2010, khi được mua lại bởi nhà phát triển Almacantar và sau đó được Conran and Partners cải tạo.

Nỗ lực trên đã giúp đưa tòa nhà đến với thế kỷ 21. Giờ đây, thiết kế bao gồm các căn hộ hiện đại, một căn hộ áp mái xa hoa và một loạt không gian tiện nghi khác, bao gồm hồ bơi và khu vực sảnh khách / câu lạc bộ riêng với các phòng chiếu và phòng trị liệu cho cư dân và những vị khách của họ. 

Toà nhà Economist, 1959 – 1964, xây dựng bởi Alison and Peter Smithson

Deborah Saunt giải thích về không gian văn phòng được thiết kế riêng của Smithsons trong Tòa nhà Economist: “Ban đầu, bạn sẽ ngồi cùng chiếc máy đánh chữ trên bậu cửa sổ, sau đó xoay lại và viết chữ nhanh trên bàn làm việc của mình”. Studio của Saunt, DSDHA, đã giành chiến thắng trong cuộc thi giành suất tân trang lại biểu tượng London này, một tòa nhà lấy chủ nghĩa thực dụng thô sơ của phong cách Brutalism theo một hướng rất khác.

Kiến trúc sư từng được đào tạo tại AA nhớ lại rằng cô đã “có một ngày trời hơi sương và ẩm ướt, lúc đó là lần đầu tiên mà một tòa nhà mới được chụp ảnh dưới trời mưa”. Cô chia sẻ: “Nó không được coi là gây sốc, nhưng tòa nhà được tôn trọng vì khả năng hòa hợp với phần còn lại của đường phố”.

“Ý tưởng là nâng quảng trường lên cao hơn so với phần còn lại của con phố – một loại ý tưởng không tưởng”. Saunt cho biết dự tính của cô là cấu trúc này như một bản thiết kế cho mô hình đô thị mới, được liên kết bởi các lối đi bộ và không gian bán công cộng.

Việc tân trang lại toàn diện nhưng khiêm tốn bởi studio của cô đã loại bỏ những nội thất mà bản thân chúng là sự thay thế diện rộng cho những chi tiết nguyên bản được làm cẩn thận của Smithsons. Cô nói: “Chúng tôi đã làm cho công trình hài hòa hơn rất nhiều, nhưng đồng thời chấp nhận tầm nhìn vốn có của kiến trúc như một định khung làm việc”. Tòa nhà sẽ là một trong những không gian công cộng thanh lịch nhất của London đã được hồi sinh trở lại. 

Rạp hát Quốc gia, 1976, xây dựng bởi Denys Lasdun

Rạp hát Quốc gia vốn đã gây tranh cãi ngay từ đầu, với lối kiến trúc tai tiếng được yêu thích bởi Thái tử Vương Quốc Anh, Thái tử Charles đã thản nhiên bác bỏ biểu tượng văn hóa mới của thủ đô như một “nhà máy điện hạt nhân”. Tuy vậy, tuyên bố của Denys Lasdun vẫn nhìn nhận sự mới mẻ, nhờ vào lần cải tạo lại trị giá 80 triệu bảng của Haworth Tompkins vào năm 2015, chưa kể đến chất lượng của thiết kế ban đầu.

Với những bậc thang rộng rãi dẫn xuống sông Thames và một tập hợp đồ sộ về khối lượng đồ nội thất, không gian và sân khấu, nó vẫn tồn tại như một trong những tác phẩm đương đại kinh điển của London. Thành phố cũng là nơi có kiệt tác khác của Lasdun, Trường Cao đẳng Y sĩ Hoàng gia năm 1964 (1964 Royal College of Physicians), một sân khấu Brutalist bằng bê tông và đá, mọc lên giữa những bậc thang trát vữa sang trọng của Công viên Regents.

Nhà hát của Lasdun đã tinh chỉnh những nét thẩm mỹ vốn đã được thiết lập từ trước đó bởi Phòng trưng bày Hayward liền kề và Sảnh Nữ hoàng Elizabeth (Queen Elizabeth Hall). Những tòa nhà này vẫn đại diện cho một phần đáng kể cơ sở hạ tầng văn hóa của London và được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1968 trên địa điểm diễn ra Lễ hội của Anh, cùng với sảnh Lễ hội Hoàng gia (Royal Festival Hall) đã được tu sửa lại.

Được thiết kế bởi một nhóm kiến ​​trúc sư do Đại Hội đồng London (Greater London Council) tuyển chọn, bao gồm các thành viên chủ chốt của studio Archigram, nhóm các công trình này này thể hiện chất liệu bê tông ở mức độ đa dạng nhất của nó, nó như một sự cắt dán của các kết cấu và hình thức, mọc lên bên dòng sông nằm giữa một mớ hỗn độn của đô thị đầy cảm xúc. Được yêu mến nhưng cũng đầy nét mạnh mẽ, tòa nhà là một phần không thể thiếu của trải nghiệm tại London. 

Alexandra Road Estate, 1968-1978, xây dựng bởi Neave Brown

Alexandra Road Estate nằm dọc theo tuyến đường sắt ở Camden, chứa hơn 500 ngôi nhà với nhiều kiểu kết cấu khác nhau, được tạo ra bởi kiến trúc sư quá cố Neave Brown. Ông khi đó đang làm việc trong Bộ phận Kiến trúc của Hội đồng Camden (Camden Council’s Architecture Department).

Tòa nhà đã vượt quá ngân sách và sau đó được coi như địa điểm cho các bộ phim và truyền hình theo chủ đề phản địa đàng (dystopian). Tuy nhiên, bất chấp những tranh cãi, nó vẫn tiếp tục là một nơi đáng mơ ước để sinh sống, với những sườn bê tông có mái che nhô cao trên một con phố trung tâm dành cho người đi bộ. 

One Kemble Street, 1968, xây dựng bởi George Marsh 

Khối trụ và văn phòng này là một phần điển hình của sự vĩ đại vào thập niên 60, nhìn qua, người ta thấy nó dường như chìm ngay lập tức vào môi trường xung quanh. Ngày nay, nó tự biến mình thành một phần không thể thiếu của cảnh quan thành phố chiết trung.

Được thiết kế bởi George Marsh, một trong những đối tác thuộc nhóm ekip đồ sộ về mảng kiến trúc thương mại của Đại tá Richard Seifert, tòa nhà hình tròn trưng bày mặt tiền mô-đun góc cạnh mang tính thương hiệu của Seifert và các cột đỡ cơ bắp. Nó cũng là trụ sở chính cho Cơ quan Hàng không Dân dụng Vương quốc Anh (UK’s Civil Aviation Authority) trong nhiều năm. 

Brunswick Centre, 1972, xây dựng bởi Patrick Hodgkinson

Tầm nhìn ban đầu của Patrick Hodgkinson đối với Bloomsbury bao gồm một rãnh rộng lớn với những ngôi nhà và giảng đường bằng bê tông, đi ngang qua những tàn tích của Georgia London với niềm hân hoan mang hơi thở Brutalism. Nhưng phần duy nhất được hoàn thành, Trung tâm Brunswick (Brunswick Centre), cũng là siêu công trình kiến trúc duy nhất của London.

Phải mất ba thập kỷ trước khi có một chương trình cải tạo và nâng cấp các công trình phủ lên lớp bê tông thô trong loại sơn mà Hodgkinson chỉ định ban đầu. Hiện là một nơi đáng mơ ước và tràn ngập ánh sáng, Bloomsbury cung cấp một cái nhìn sâu sắc về các kế hoạch hoành tráng của nhiều thập kỷ trước. 

The Barbican Estate, 1965-1976, xây dựng bởi Chamberlain, Powell and Bon

Đối với nhiều người London, Barbican đã định nghĩa Brutalism đương thời. Tuy nhiên, đằng sau công trình xây dựng giống như pháo đài nằm ở trung tâm thành phố rộng 35 mẫu Anh này là một ốc đảo thực sự với cây xanh, văn hóa, nước và sự yên tĩnh, tất cả được bao bọc trong một số lớp bê tông mài mòn hoàn thiện nhất từng thấy.

Thời gian cần thiết để xây dựng Barbican gần tương đương với thời gian để xây dựng một thành phố, với các kế hoạch ban đầu được vạch ra vào những năm 50 và khối bê tông cuối cùng được đặt tại trung tâm nghệ thuật là vào năm 1982. Công ty của Chamberlain, Powell và Bon đã giám sát khu vực rộng lớn này của đô thị, tiếp tục xác định các tiêu chuẩn cao nhất của thiết kế bê tông. 

Keeling House, 1957, xây dựng bởi Denys Lasdun

Cuộc dạo thăm trước đó của Denys Lasdun, Keeling House ở Đông London được dự định sẽ tạo thành một “con phố trên bầu trời”, thay thế những ngôi nhà thấp tầng vốn đã chống chọi với thiệt hại do chiến tranh và tuổi đời. Hình thức cụm nhà được thiết kế cẩn thận, với các căn hộ thông nhau, nhìn ra được bằng cách nào đó kết hợp cả yếu tố cộng đồng và riêng tư, nhưng nó được xây dựng kém tỉ mỉ hơn.

Vào đầu những năm 90, khu nhà đã rơi vào tình trạng hư hỏng; một cuộc cải tạo tiên phong bởi Munkenbeck và Marshall đã mang lại cho toà nhà một sự sống mới, bổ sung thêm các căn hộ áp mái trên cùng và thậm chí có được sự giúp đỡ của Lasdun trong quá trình này. 

Tháp Trellick, 1966-1972, xây dựng bởi Ernö Goldfinger

Tháp Trellick là biểu tượng nguyên mẫu của Brutalism ở Tây London, một vách đá bằng bê tông có cửa chớp dày đặc nhìn ra khu vực phía Tây của thành phố. Mặc dù có một khởi đầu khó khăn, Trellick sau đó đã trở thành biểu tượng văn hóa, tô điểm cho mọi thứ, từ áo phông đến tách cà phê.

Thiết kế hào phóng của Ernö Goldfinger ban đầu đã bị bảo trì một cách kém cỏi nhưng ngày nay, các căn hộ rộng rãi của tòa nhà rất được săn đón, kết hợp không gian, ánh sáng, tầm nhìn với các dịch vụ được chứa trong một tòa tháp liền kề.

Dịch: Hiếu Nghĩa | Nguồn: Wallpaper

XEM THÊM

  • 15 công trình sử dụng vật liệu tái chế khả dụng cho kiến trúc
  • Tương lai của nhà ở bền vững tại Nhật Bản: Phát triển mô hình Net-Zero
  • Cải tạo công trình kiến trúc cổ Bắc Kinh thành khu đa chức năng
Bình luận từ Facebook
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Wood Awards 2021: Sử dụng gỗ trong kiến trúc và nội thất

Từ các sản phẩm thông minh, sản phẩm đặt làm riêng cho đến những căn nhà cho gia đình hay Read more

Khám phá vẻ đẹp của kiến trúc thông qua ống kính của Hélène Binet

“Light Lines: The Architectural Photographs of Hélène Binet”, triển lãm của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia ở London mới Read more

Những thư viện có kiến trúc ấn tượng

Từ thư viện Matsubara mới ở Nhật Bản đến Thư viện Quỹ Stavros Niarchos của Mecanoo và Beyer Blinder Belle Read more

Trường mẫu giáo ở Áo tôn vinh vật liệu gỗ tự nhiên

Dự án là ngôi một trường mẫu giáo được làm hoàn toàn bằng gỗ ở vùng nông thôn phía Tây Read more

Những điều cần biết về Tuần lễ thiết kế Milan 2021

Tất cả những sản phẩm, con người, địa điểm,.. dưới đây là những thông tin tổng hợp về Salone del Mobile Read more

Kiến trúc kim tự tháp tôn vinh mối liên kết đặc biệt giữa con người và thiên nhiên ở Mexico

Các khối hình kim tự tháp đặc biệt này không chỉ thúc đẩy nền kinh tế sản xuất nông nghiệp Read more

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020