Nhà hàng Misu là nơi hội tụ vừa quyến rũ, vừa độc đáo, mê hoặc giữa các yếu tố phương Tây cổ điển, nét kiến trúc thuộc địa và hình thức tối giản và tinh tế của Nhật Bản. Thiết kế không chỉ thành công kế thừa mà còn phát triển, cải tiến các đặc trưng và thế mạnh của nhà hàng Misu đầu tiên.
Thông tin công trình
- Thể loại: Nhà hàng
- Đội ngũ thiết kế: FADD Studio
- Địa điểm: thành phố Bengaluru, Ấn Độ
- Diện tích: 145 m2
- Năm: 2018
- Ảnh: Gokul Rao Kadam
Hãy tưởng tượng hình ảnh một nhà hàng Á trong không gian một nhà thờ phương Tây. Hãy tưởng tượng bản thân bạn đang bước vào lễ đường, tiến về phía chính điện. Lúc này, hai bên và phía trên bạn là các trụ đỡ và cung vòm. Hãy tưởng tượng hình ảnh những bức bích họa vẽ tay trên tường. Và hãy tưởng tượng hình ảnh kính màu hai bên đang phát sáng dưới ánh sáng mặt trời.
Khi bước chân vào nhà hàng Misu, hãy ngừng tưởng tượng…
..Và xem cách giải thích vừa hiện đại, vừa sắc sảo về một nhà hàng bên trong không gian nhà thờ. Nhà hàng Misu là nơi hội tụ vừa quyến rũ, vừa mê hoặc giữa các yếu tố phương Tây cổ điển, nét kiến trúc thuộc địa và hình thức tối giản và tinh tế của Nhật Bản.
Thiết kế nhà hàng kế thừa và phát huy đặc điểm nhận dạng thương hiệu
Ánh sáng gián tiếp nhẹ nhàng chiếu sáng các vòm lưới và các bức bích họa, tạo ra một bầu không khí thân mật vào ban đêm. Các vòm dẫn tiêu điểm chú ý hướng về bức chân dung của một cô gái. Vào ban ngày, ánh sáng chiếu vào lớp kính màu, đem lại sự rực rỡ và bắt mắt cho quầy bar.
Nhà hàng Misu 2.0 là sự hợp nhất giữa khái niệm và vật liệu. Đồng thời, không gian của nó là một sự tiến hóa tuyệt vời so với nhà hàng trước.
Khi đội ngũ thiết kế đến đánh giá hiện trạng, họ nghĩ ngay đến việc giữ lại những gì còn sót lại của cấu trúc bên trong. Vì đây là nhà hàng Misu thứ hai mà họ thiết kế, họ muốn nó phải mang một chút quen thuộc từ nhà hàng đầu tiên. Mục đích nhằm khắng định và nhấn mạnh tính thương hiệu. Vì vậy, họ đã tự đề ra một số quy tắc cơ bản:
- Dùng lại tất cả những màu tối trước đó như xanh đương, xanh lá, màu vàng sẫm và đỏ thẫm.
- Lặp lại chất liệu đồng như nhà hàng Misu đầu tiên.
- Khách hàng yêu cầu phải gợi lại chi tiết khuôn mặt người của nhà hàng trước theo một cách khác.
- Phần còn lại của thiết kế buông lơi, như một bức trang sơn dầu.
Cách tổ chức không gian giúp thực khách nhận biết sự tương đồng của hai nhà hàng Misu. Chúng đều được phân chia bằng một lối đi ở chính giữa. Khu phục vụ và tiếp tân được tách rõ rệt bằng cao độ. Trần thấp hơn tại khu vực tiếp tân.
Thiết kế nhà hàng mang nét Châu Á trong không gian phương Tây
Trong bất kỳ nhà hàng Á nào, ta đều có thể dễ dàng bắt gặp chi tiết một khuôn mặt phóng đại. Dù vậy, cách thể hiện của chi tiết đó lại khác nhau, tùy theo từng nơi. Tại nhà hàng Misu, hình ảnh khuôn mặt được thể hiện bằng các đường nét và hình dạng theo hướng trừu tượng.
Ta có thể nhận biết một nhà hàng Á kể cả khi cách nó cả dặm. Tre, cây xanh, mía, các vật liệu tự nhiên, các biểu tượng và chữ thư pháp,… là những chi tiết điển hình mà ta có thể liệt kê. Vì thế, các kiến trúc sư đã dùng các yếu tố trong kiến trúc nhà thờ Roman như kính màu, bích họa và lối bước vào giáo đường để tạo sự tương phản đầy bất ngờ với cảm giác mà một nhà hàng Á thường mang lại.
Xem bộ sưu tập hình ảnh công trình tại đây:
Nguồn | ArchdailyBD| PC