Quả đào được mọi người yêu thích nhờ hương vị ngọt thanh, giòn nhẹ. Cây đào trồng trong chậu còn có thể làm đẹp không gian, giúp bạn kết nối khoảng xanh trong lành của cây cối với môi trường sống sinh hoạt hàng ngày.
Cây đào thuộc nhóm thân gỗ, vì thế khi trồng trong chậu sau một thời gian dài có thể hạn chế khả năng sinh trưởng. Thay vào đó, gốc đào sẽ lớn dần, cành sẽ chắc hơn và cây khỏe sẽ cho ra nhiều hoa, kết nhiều trái hơn.
Bạn có thể chiết cành đào để trồng hoặc chọn việc ăn đào xong sẽ mang hạt tách lấy nhân bên trong và ngâm ủ chuẩn bị gieo trồng như các loại hạt giống thông thường. Khi chọn quả lấy hạt nên chọn loại quả đẹp, bạn sẽ vừa được ngắm hoa, vừa được cây đào trong chậu tươi tốt, thay cho những chậu cây cảnh thông thường.
Về việc nhân giống, bạn chọn hạt trong quả đào chín, to, đẹp. Trước khi gieo, bạn cần ngâm hạt trong nước ấm từ 4 – 5 ngày. Sau đó gieo hạt vào giá thể đã chuẩ bị sẵn, gieo mỗi hạt vào một ô giá thể nho nhỏ, có thể gieo vào túi bầu. Khi cây cao 50 – 60cm, thân cứng cáp có thể chuyển sang chậu lớn hơn. Thời vụ thích hợp để trồng đào chính là vụ đông xuân.
Trước khi chuyển cây sang chậu lớn, bạn có thể chọn đất tơi xốp, chậu thoát nước tốt. Dù trồng trong chậu bạn vẫn nên chú ý việc tưới nước đều đặn và bón phân định kỳ. Đào trồng trong chậu cần bón một lượng phân rất nhỏ để tránh cây phát triển rễ mạnh, không cân đối với chậu. Lưu ý, trong quá trình trồng, bạn không nên bón vôi hoặc bón phân có trộn vôi.
Trong thời tiết có độ ẩm cao như Việt Nam, trồng đào cũng gặp nhiều vấn đề về sâu bệnh như rệp hút nhựa làm lá xoăn lại, rầy hút lá, nhện đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, xén tóc… Vì vậy, bạn nên chọn các biện pháp mua thuốc sinh học hoặc tự chế thuốc bằng các nguyên liệu tự nhiên để phòng ngừa bệnh cho cây.
Trồng đào trong chậu cũng gần với việc trồng đào dưới đất. Bạn cũng cần vặt lá trước 1 tháng Tết âm để đào kịp ra hoa làm đẹp nhà. Sau đợt ra hoa, cây sẽ đậu quả. Trong thời gian cây có quả, cần bón phân định kỳ và tưới đủ nước để có thể thu hoạch được những trái đào chất lượng.
Theo Gardeningknowhow/Helino