Một ngôi nhà 60 m2 có thể nâng lên tám tấn nhựa. Với lượng rác thải nhựa hiện đang gây ô nhiễm hành tinh, người ta ước tính có thể xây dựng thành một tỷ căn nhà tái chế.
Trong nhiều thập kỉ qua, các công ty sản xuất trên toàn thế giới đã lạm dụng bao bì dùng một lần để đóng gói các sản phẩm của họ. Điều này thật dễ hiểu khi bao bì sử dụng một lần rất linh hoạt, đa năng, tiện lợi và có giá thành rẻ. Kể từ những năm 1950, hơn 9 tỷ tấn nhựa đã được sản xuất, chỉ 9% trong số đó được tái chế. Trên thế giới, mỗi phút trôi qua lại có một triệu chai nhựa được mua và hai triệu túi nhựa được sử dụng. Theo Liên minh ô nhiễm nhựa, vào năm 2050, các đại dương trên thế giới sẽ chứa nhiều nhựa hơn các loài sinh vật biển. Hơn nữa, nhựa là một sản phẩm dầu mỏ, và việc sản xuất chúng làm tăng thêm tác động tiêu cực đối với khí hậu – hậu quả từ việc sử dụng hàng loạt nhiên liệu hóa thạch.
Trong bối cảnh những lo ngại về ô nhiễm và sự nóng lên toàn cầu ngày càng leo thang, các vấn đề nhân đạo khác, đặc biệt là tình trạng vô gia cư trở thành vấn đề cấp bách không kém. Theo Chương trình Định cư con người của Liên hợp quốc, 1,6 tỷ người trên thế giới sống trong tình trạng thiếu nhà ở và dữ liệu hiện có cho thấy hơn 100 triệu người không có nhà ở. Thách thức đi kèm với xây dựng truyền thống là nó không hiệu quả về mặt kinh tế và cũng không bền vững. Với một tỷ người đang sống trong các khu ổ chuột, nhu cầu cấp thiết về nhà ở giá rẻ là không thể phủ nhận
Riêng ở khu vực cận Sahara châu Phi, nhu cầu về nhà ở giá rẻ trước mắt là 160 triệu căn và dự kiến sẽ tăng lên 350 triệu căn vào năm 2050. Hơn nữa, COVID-19 chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề nhà ở. Do đó, vào Ngày Môi trường Thế giới đầu tháng này, UN-Habitat đã khởi động quan hệ đối tác với công ty khởi nghiệp Othalo của Na Uy để chống lại cả hai vấn đề – ô nhiễm nhựa và vô gia cư – cùng một lúc.
Othalo, một công ty khởi nghiệp người Na Uy, đã hình dung ra một tương lai có thể xây dựng cách giải quyết cả hai vấn đề này. Othalo chính thức thành lập vào năm 2019, được biết đến với công nghệ được cấp bằng sáng chế để sản xuất hàng loạt các hệ thống tòa nhà từ chất thải nhựa tái chế. Các tòa nhà này có thể là nhà ở, nơi trú ẩn cho người tị nạn, các đơn vị lưu trữ di động được kiểm soát nhiệt độ cho thực phẩm hoặc thuốc, cũng có thể là trường học hay bệnh viện. Hơn nữa, tất cả các ngôi nhà kiểu này đều có giá cả phải chăng, bền vững, thân thiện với môi trường và đáp ứng các tiêu chuẩn sống hiện đại – và tất nhiên chúng đều được làm bằng nhựa tái chế. Một ngôi nhà 60 m2 có thể nâng lên tám tấn nhựa. Với lượng rác thải nhựa hiện đang gây ô nhiễm hành tinh người ta ước tính có thể xây dựng thành một tỷ căn nhà tái chế.
Hơn nữa, theo một video báo chí của Othalo, các hệ thống tòa nhà chế tạo này được thiết kế linh hoạt và có thể đáp ứng được rất nhiều nhu cầu khác nhau của người sử dụng. Các nhà thiết kế của Othalo đã tạo ra một loạt các mô-đun có thể được khóa lại với nhau, cho phép nhiều tòa nhà được làm từ các thành phần cốt lõi.
Người sáng lập Othalo, Frank Cato Lahti, đã phát triển công nghệ này từ năm 2016 với sự hợp tác của SINTEF và Đại học ở Tromsø. Giờ đây, anh cũng đã hợp tác với kiến trúc sư Julien De Smedt và Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu Silje Vallestad. Kiến trúc sư De Smedt cho rằng việc xây dựng một mô hình kiến trúc mới nào đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của người nơi đây. Chính vì vậy, mô hình này chính là cầu nối giữa kiến trúc với văn hóa và làng nghề địa phương. Khi dự án tiếp tục được triển khai với sự hợp tác của UN-Habitat, việc công ty tuân thủ các mục tiêu đã nêu trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Biên dịch: Đàm Thủy | Nguồn: Archdaily
XEM THÊM:
- Nhóm sinh viên huy động hơn 10 tỷ đồng nhờ biến rác thải nhựa thành gạch, ngói: Bền gấp 16 lần bình thường, tuổi thọ tới 80 năm
- 10 dự án nghệ thuật đem lại cuộc sống mới bằng những cánh cửa tái chế
- Nghiên cứu mới: Gạch tái chế từ cát và rác thải nhựa
- Ngôi trường xanh từ vật liệu tái chế