Chuyên mục  


Một cửa hàng sách nằm ngay trên một cánh đồng lúa ở khu nông nghiệp tại Gia Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc. Hiệu sách Rice Field như một vật chứa thời gian, thanh bình yên ả, trở thành cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giữa những giá trị văn hóa truyền thống với nhịp sống hiện đại của con người. 

Hiệu sách Rice Field nằm ngay giữa cánh đồng lúa

Thôngtincôngtrình

  • Văn phòng: MUFU-ARCHILAB
  • Công trình: Hiệu sách Rice Field
  • Diện tích: 163 m²
  • Năm: 2020
  • Nhiếp ảnh gia: Weijie Lu, Liwei Yang
  • Nhóm KTS: Huang Guanglong, Wu Li, Yang Liwei
  • Nhóm thiết kế: Zheng Miaoling, Qian Huihui, Dong Xiangrong, Luo Shengqing
  • Thành phố: Gia Hưng
  •  Quốc gia: Trung Quốc

Thuyết minh bởi KTS

Tanjiawan ở Wuzhen là một trong những địa điểm văn hóa Majiabang vào đầu thời đại đồ đá mới trong lưu vực Thái Hồ của hạ lưu sông Dương Tử. Đất trồng lúa hàng nghìn năm trở thành dấu ấn và biểu tượng của địa danh này. Ngày nay, các phương tiện truyền thông trong thời đại Internet đã và đang chiếm những khoảng trống trong cuộc sống của con người hiện đại. Do đó, nhiều di sản văn hóa truyền thống dường như đang dần chìm vào lãng quên. Nhịp sống đô thị hối hả cùng môi trường ngột ngạt quanh những tòa cao ốc dần thôi thúc con người tìm về với cuộc sống nguyên thủy xưa kia.

Cánh đồng lúa xanh ngát trước mắt – di sản văn hóa nguyên thủy một lần nữa nhắc nhở chúng ta: Thời gian đang dần chảy trôi, và nền văn hóa lúa nước đang trong giai đoạn suy tàn. Chúng tôi hy vọng rằng tòa nhà sẽ như một vật chứa thời gian, trở thành cầu nối giữa địa điểm và con người.

Hình ảnh ban sơ của khung cảnh nơi đây đã khơi gợi nên cảm xúc thiết kế mạnh mẽ trong chúng tôi. Những cánh đồng lúa vàng trải dài ngút tầm mắt dường như vẫn giữ được cảm giác an lành của thuở ban sơ. Chúng tôi hy vọng rằng hiệu sách này sẽ nằm ngoài bầu không khí của những khu dân cư cao tầng hiện đại xung quanh. Với những ẩn dụ sơ khai, nó sẽ trở thành một nét chấm phá giữa quá khứ và hiện tại.

Vì vậy, trong quá trình xác định hình thức nhà sách, chúng tôi đã xem xét và cân nhắc rất kỹ. Cuối cùng, chúng tôi quyết định hình thức mái dốc ngược. Là một công trình công cộng của văn hóa nông thôn, mái dốc như một biểu tượng của sự định cư ở nông thôn. Trong một cánh đồng lúa lớn không có ràng buộc nghiêm ngặt và tương đối tự do, chúng tôi đã lên kế hoạch định hình sự hiện diện của chính tòa nhà. Kiến trúc, với dấu ấn riêng của nó, giống như tháp ánh sáng trên cánh đồng, đột phá mạnh mẽ trên mặt đất, với sức hấp dẫn mạnh mẽ, mời gọi du khách.

Chúng tôi tin rằng giá trị, ý nghĩa xây dựng tòa nhà sẽ mạnh mẽ hơn tất cả. Du khách đến đây để tìm hiểu về một phần lịch sử trong quá khứ và trải nghiệm cuộc sống đồng quê nguyên thủy. Kiến trúc cung cấp một nơi để điều chỉnh hành vi của con người và đồng thời là chất xúc tác, kết nối con người với cảnh vật. Vì vậy, làm thế nào để đạt được kết nối này thông qua việc phủ mái cũng là điểm xuất phát của chúng tôi ngay từ đầu.

Mái dốc truyền thống với hai bên cao, phần giữa thấp mang ý nghĩa hướng tâm và gắn kết: là nơi tụ họp của những ngôi nhà và gia đình truyền thống của Nhật Bản, hoặc là nơi tôn trí tượng Phật trong các công trình kiến trúc cổ truyền thống của Trung Quốc. Còn với chúng tôi, chúng tôi chú ý nhiều hơn đến khung cảnh nông thôn, những cảnh đời thường nhất của người nông dân. Không gian được bao phủ bởi mái dốc ngược có sức đẩy mọi người về phía ranh giới tòa nhà, để các giác quan của con người tương tác với ranh giới tòa nhà. Khung cảnh xung quanh được mở rộng, tầm nhìn của con người cũng trở nên rộng hơn.

Khi ánh mắt của con người đổ vào khung cảnh bên ngoài tòa nhà, thì bản thân tòa nhà giống như một cửa sổ để người hiện đại hiểu về quá khứ. Kiến trúc, như một phương tiện vật liệu đích thực, thông qua việc khuếch đại các giác quan, từ đó trải nghiệm một loạt các hoạt động diễn ra xung quanh cánh đồng lúa. Khung cảnh nhẹ nhàng đánh thức ký ức văn hóa đã mất đang ngủ yên trên mảnh đất hàng nghìn năm này.

Ở cấp độ xây dựng, chúng tôi hy vọng cuối cùng sẽ đạt được sự trình bày đơn giản nhất. Điều này khiến chúng ta tự nhiên liên tưởng đến “Túp lều nguyên thủy” của Logier.

Cũng giống như nền văn hóa tích lũy hàng nghìn năm, kiến trúc, với tư cách là phương tiện của hình thức và ý nghĩa, đã lặng lẽ biến đổi thành văn hóa sau một thời gian dài, và sau đó được ghi lại như một yếu tố được hiểu dưới dạng hình thức.

Hiệu sách Rice Field được bố trí hệ thống khung thép bao quanh

Hệ thống khung thép được trình bố trí trực tiếp không chỉ trên bề mặt tiền cuối cùng của nhà sách mà còn ở kết cấu thực. Mối quan hệ của nó rất đơn giản – khung nhôm kính được ẩn sau khung thép và chỉ có thể nhìn thấy các cột thép và kính được đóng chặt bên ngoài. Từ đó tạo nên sự hợp nhất về hình thức, cấu trúc và không gian. Giao diện không gian kiến trúc thanh tịnh hơn, có thể giải phóng hoàn toàn cơ thể con người trong không gian bên trong, để tâm hồn trở về với khung cảnh đồng lúa thôn quê.

Khung cảnh thanh bình của hiệu sách Rice Field khi màn đêm buông xuống

Vào buổi tối, đưa mắt nhìn qua bờ, cánh đồng lúa vàng đã không còn rực rỡ như ban ngày nữa. Ánh sáng hơi vàng hắt ra từ bên trong tòa nhà, làm mờ và làm yếu đi vẻ sắc nét ban đầu. Mọi thứ xung quanh dần chìm vào sự tĩnh lặng của màn đêm. Lúc này hiệu sách như người đứng ngắm ruộng lúa, nhìn người dân làng chăn nuôi, nhìn cánh đồng lúa lớn lên cùng con người qua bốn mùa.

Dấu ấn thời gian khắc sâu trong từng ngóc ngách của công trình, câu chuyện về nơi đây từng có người kế thừa chân thành cần được kể từng chút, chậm rãi.

Xem thêm hình ảnh công trình tại đây:

XEM THÊM:

  • Yu Hotel – Vẻ đẹp thơ mộng trong kiến trúc | Shanghai Ben Zhe Architecture Design
  • One Excellence – 6 tòa nhà chọc trời thông nhau ở Thâm Quyến | Farrells
  • Vọng Hương – Cảnh quan chữa lành tâm hồn | Guangzhou S.P.I Design
  • Courtyard Kindergarten – Ngôi trường giao thoa giữa truyền thống và hiện đại | MAD Architects

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020