Chuyên mục  


  • Tên tác giả: KTS. Nguyễn Thu Phong; Cơ quan công tác: CTY- CP-KT-XD Nhà Vui
  • Địa điểm xây dựng công trình: Khu vực bảo tồn rùa biển, vườn Quốc Gia Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
  • Chủ đầu tư: Ông Phùng Mỹ Trung (nhóm gia đình em yêu thiên nhiên Việt Nam – Điạ chỉ: Vườn Quốc Gia Núi Chúa, Ninh Thuận)
  • Năm thiết kế: tháng 3 /2017
  • Năm hoàn thành xây dựng: tháng 10/2017
  • Diện tích khu đất/ diện tích xây dựng: 101 m2

Khu vực xây dựng tại Bãi Thịt, hay còn có tên gọi là Bãi Rùa Đẻ, nằm trong Khu vực bảo tồn nghiêm ngặt thuộc vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa thuộc địa phận xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Khu bảo tồn rùa biển được dân địa phương gọi là “Bãi Thịt” vì nơi đây xưa kia người dân thiếu ý thức còn xâm phạm bắt rùa đẻ xẻ thịt, hiện nay là bãi biển duy nhất của trên đất liền Việt Nam còn loài rùa biển lên đẻ trứng.

Ngôi nhà được xây dựng nhằm giúp các nhà khoa học, các tình nguyện viên và chuyên gia của VQG có nơi ngủ nghỉ, làm việc cũng như tập kết, giáo dục sinh thái cho khách thăm quan.

Vị trí công trình được chọn nằm trên một triền núi lọt giữa và ghé lên các phiến đá lớn ở 1 góc của Bãi rùa, trong cụm đá liên hoàn khổng lồ tạo dáng một cảnh quan đặc biệt, từ cao độ 12m từ đây có thể quan sát gần như toàn cảnh bãi biển, sát trước mặt ngôi nhà là phiến đá lớn dốc thoải 1 mặt phẳng đá cách bãi cát +7m làm sàn sinh hoạt chính, 2 bên có các viên đá lớn sắp lớp che chở khỏi hướng gió đông bắc từ biển có thể gây hư hại công trình nếu gặp giông hoặc bão lớn.

Công năng sử dụng

Công trình gồm Khối nhà chính, Sàn hiên phía trước và khu vệ sinh, cầu thang dẫn từ bãi cát.

Khối nhà chính có diện tích 70m2 là nhà sinh hoạt chung cho tất cả tình nguyện viên, chuyên gia của VQG với các chức năng nghỉ, sinh hoạt ăn uống, tập kết vật dụng, làm việc. Không gian liên thông mở tự do để các thành viên sử dụng các đồ vật cá nhân chuyên dụng, các gường cá nhân sắp tại các vách nhà có thể thu gọn lại sau khi ngủ, các vật dụng cơ bản như bếp, bàn ăn bố trí đơn giản. Hero House đáp ứng nhu cầu nghỉ cho 10 tình nguyện viên, có thể tăng cường lên 15 người sinh hoạt cao điểm. Có 1 phòng tắm vệ sinh cùng khối trong nhà chính để sử dụng vào buổi đêm.

Khu vực sàn hiên + terrace 36m2, là không gian tiếp cận nhà chính đồng thời là vị trí lý tưởng để thư giản, ngắm cảnh và quan sát cứu hộ bãi biển. Một phần sàn hiên được bố trí phái trên nhà tắm vệ sinh ở cao độ thấp hơn, là cách sử dụng không gian giật cốt hợp lý theo địa hình.

Khu vực nhà tắm + Vệ sinh 25m2, được chọn lựa ở cao độ thấp hơn nhà chính 2,5m và trồi ra phía trước theo địa thế dốc của sườn núi, điều này thú vị tạo nên nóc nhà vệ sinh làm một terrace lộ thiên nối với hiên nhà chính. 2 phòng tắm vệ sinh tiêu chuẩn và 2 vị trí bồn rửa mặt đáp ứng cho các tình nguyện viên sử dụng vào buổi sớm và chiều khi đi tuần tra về. Các view đẹp của biển được thiết kế thú vị tinh tế chút lãng mạn để ngắm cảnh biển từ chính các bồn rửa mặt.

Giải pháp làm taluy chống sạt và nương nhờ thế đá thế núi của công trình thể hiện qua nhiều cốt cao độ kết cấu và sàn sử dụng, từ cao độ bãi cát lên đến cao độ sàn nhà chính là 9,5m tiếp cận qua các lối thang bậc gỗ để bảo vệ vẻ đẹp nguyên sơ của tảng đá mẹ tự nhiên hiếm có. Việc chọn lựa vật liệu thang gỗ là hướng giữ nguyên trạng cho cục đá tốt nhất với các vị trí tiếp xúc giữa kết cấu thang và đá linh hoạt mà không phá vỡ hình dạng đá.

Ý tưởng phân vị mặt đứng

Ngôi nhà có nhiều ô cửa lấy gió được bố cục ngẫu nhiên. Hero House có không gian thưởng ngoạn thiên nhiên là một hiên sinh hoạt rộng cho nhóm từ 12-15 người ( tương đương một nhóm tình nguyện).

Vật liệu

Phan Rang – Ninh Thuận vốn là quê hương của các mỏ đá granite. Loại được chọn là đá granit khoảng 10 x10 x10 cm kích thước không đồng đều có giá cực kỳ rẻ chỉ 600.000đ cho 2m2 khối đá, bao vận chuyển xe công nông tận nơi ra cảng tập kết khi lên tàu.

Việc xử lý hệ mái với gỗ sầm ná chuyên dùng đóng tàu biển sẽ đảm bảo độ bền cho hệ xà gồ, cầu phong mái trước gió biển.

Lấy cảm hứng vật liệu từ các thuyền thúng đi biển, các tấm mê lợp bằng phên tre cũng được ngâm nước biển và xử lý chống mối mọt, sau khi lợp sẽ quét plastic theo các làm thuyền thúng của dân biển, đạt độ bền vững trên 20 năm.

Lớp mái trên cùng là các nhánh cây khô được tình nguyện viên trẻ em lượm lặt cành lá vụn chính tại VQG lợp lại phủ lên tạo độ mát cho hệ mái trước cái nắng như thiêu đốt của miền trung.

 

Giải pháp kỹ thuật

Điện công trình sẽ là 8 tấm pin mặt trời đặt nghiêng 21 độ về hướng nam để lấy hiệu suất ánh sáng cao nhất cung cấp 2 kw điện mổi ngày đủ thắp sáng sinh hoạt và máy bơm nước công suất nhỏ. Phần điện dư được dự trữ trong các bình ắc quy và thiết bị theo dõi chỉ số , thậm chí có thể sử dụng thêm 1 bếp điện nhỏ.

Nước ngọt : Giếng khoan tại bãi, được khảo sát tìm điểm thích hợp với khe nước cạn từ trên núi chảy xuống theo mùa, ở độ sâu chỉ 4m, đã có nguồn nước ngọt ổn định, không quá dồi dào nhưng đủ cung cấp từ đó bơm lên 2 bồn chứa khoảng 1200 lít bố trí sau lưng trên cao công trình.

Việc tính toán công trình chống chịu gió bão được xét tới. 4 cột chống bão được nối sàn sẽ giữ hệ khung mái nằm nguyên vị khi gặp bão và thực tế là công trình đã trải qua 2 cơn bão lớn trong năm 2017 trước khi bàn giao.

BT: HN | kienviet.net

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020