Chuyên mục  


Nhà thiết kế người Bosnia Nataša Perković đã tái chế các chất thải xơ từ các nhà máy dầu cọ để tạo ra bộ sưu tập đồ nội thất từ dầu cọ tái chế, một cách thiết kế hướng tới tương lai tiết kiệm vật liệu nhất có thể.

Bộ sưu tập bao gồm một chiếc ghế xếp được chế tạo theo công nghệ in 3D và chiếc đèn treo được sáng tạo nhằm biến các chế phẩm phụ vốn gây ảnh hưởng đến môi trường của ngành công nghiệp dầu cọ thành vật liệu bền vững.

Cây cọ dầu được trồng để lấy dầu. Một lượng lớn chất xơ còn sót lại từ quá trình này chủ yếu được đốt để lấy năng lượng hoặc để lại trên mặt đất làm phân bón.

Có nhiều cách tốt hơn để sử dụng vật liệu cellulose này,” nhà thiết kế Perković nói.

Hiện tại, ngành công nghiệp dầu cọ là “thủ phạm” và chịu trách nhiệm cho nạn phá rừng dẫn đến thay đổi khí hậu và mất đi các loài động vật hoang dã. Không chắc rằng việc tiêu thụ dầu cọ trên toàn cầu sẽ giảm xuống triệt để, vì vậy thách thức của chúng ta là làm sao phát triển và sản xuất cho bền vững“.

XEM THÊM: 10 ý tưởng thiết kế đèn tái chế

Perković và nhóm của cô tại Phòng thí nghiệm thiết kế Kyoto cùng hoạt động với mục đích sử dụng chế phẩm từ dầu cọ trong khi vẫn duy trì sự ổn định của cấu trúc thiết kế.

Chất thải sợi từ chế biến cọ dầu công nghiệp là sản phẩm phụ chính ở Đông Nam Á, nhưng tiềm năng của nó trong ngành thiết kế lại chưa được khám phá. Dự án này nhằm mục đích phát triển một điều gì đó quý giá từ những thứ tưởng chừng như không có gì”, Perković nói.

Các tính chất hóa lý của sợi phế thải đã được nghiên cứu cùng với sự phát triển của khoa học vật liệu để cho phép vật liệu này có được tính thẩm mỹ cao và chức năng tốt hơn sẽ mang tới giá trị lớn“, cô nói thêm.

XEM THÊM: Đồ nội ngoại thất từ khối terrazzo thuỷ tinh tái chế

Các phương pháp sản xuất kết hợp giữa công nghệ cao và công nghệ truyền thống đã được sử dụng khi tạo ra các sản phẩm nhằm thể hiện sự đa dạng của vật liệu.

Phương pháp công nghệ cao đã được sử dụng để tạo ra chiếc ghế và liên quan đến việc trộn bột vi sợi cây cọ dầu với axit polylactic (PLA), một loại nhựa sinh học được làm từ axit lactic để tạo thành một vật liệu tổng hợp mới.

Hỗn hợp này sau đó có thể được sử dụng để in 3D hoặc thay vào đó là dạng viên để ép phun. Nếu được sản xuất ở quy mô công nghiệp, ghế sẽ được chế tạo bằng phương pháp ép phun. Mô hình của Perković đã được in dưới dạng 3D.

XEM THÊM: Bộ sưu tập đồ nội thất “Nút thắt” độc đáo

Perković đã chọn một thiết kế tròn để làm cho chiếc ghế vừa có tính chất hiện đại mà vẫn có cảm giác dân dã, gần gũi. Điều này giúp sản phẩm phù hợp với nhiều không gian nội thất và phong cách thiết kế khác nhau.

Sợi cọ dầu có thể nhìn thấy trong sản phẩm, mang lại nét thẩm mỹ tinh tế và bề mặt tự nhiên hơn so với chất liệu nhựa thông thường.

Chiếc ghế cũng có một phần giống như đệm có thể tháo rời, được làm từ hỗn hợp sợi cọ dầu và chất đàn hồi nhiệt dẻo (TPE), còn được gọi là cao su nhiệt dẻo. Chiếc ghế và đệm của nó đều có khả năng phân hủy sinh học trong các mẫu phân trộn hoặc có thể được tái chế cùng với PLA khác.

Thêm vào đó, đệm đã được “nêm chặt” lại tách rời với ghế, giúp hai phần dễ dàng tháo ra nếu người sử dụng muốn tái chế chúng riêng lẻ.

Mục tiêu là để sản phẩm trở nên cực kỳ mạnh mẽ với quy trình sản xuất sẽ giúp vòng đời nó sạch nhất có thể. Với thành phần tự nhiên, vật liệu mới sẽ tốt hơn nhiều nếu so với chất liệu nhựa thông thường, cũng như có tác động môi trường tích cực hơn“, Perković giải thích.

Phương pháp sản xuất công nghệ truyền thống đã được sử dụng để chứng minh làm thế nào vật liệu phế thải có thể được sử dụng để tạo ra vật dụng gia đình như bát, đĩa và đèn.

XEM THÊM: Bộ sưu tập sản phẩm nội thất “Ghi chú bên lề”

Perković và nhóm của cô đã thử nghiệm các kỹ thuật đúc và nén giấy truyền thống để tạo ra các vật phẩm, đầu tiên là ngâm, đun sôi, đập và sau đó xé nhỏ sợi cọ dầu.

Sau đó, sợi được trộn với bột gạo denika nori của Nhật Bản để tạo thành một hỗn hợp “giống như bùn”, và được đổ qua một thau lõm trước khi được tạo thành các tấm bằng màn hình lưới phẳng, hoặc đúc thành hình dạng ba chiều và để trong không khí hoặc lò sấy khô.

Theo nhà thiết kế, quy trình công nghệ truyền thống này tái sử dụng sợi cọ dầu bằng thiết bị nhà bếp cơ bản và năng lượng tối thiểu có thể được áp dụng ở các nước đang phát triển sử dụng các loại sợi thải cellulose khác như gỗ hoặc tre.

Mỗi sản phẩm tự hào có một thiết kế đơn giản nhưng làm nổi bật các phẩm chất của vật liệu tổng hợp.

Perković đã hoàn thành các vật dụng trong lớp phủ bề mặt có nguồn gốc mới như sáp cây cọ carnauba, nước ép hồng kakishibu và nước ép hạt điều.

XEM THÊM: Bộ sưu tập nội thất văn phòng dành cho những người “lười”

Biên dịch | H.N (Nguồn: Dezeen)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020