Chuyên mục  


Quà tặng độc đáo chiêu tài, đón lộc tặng người thân dịp Tết

Rất nhiều người cúng giao thừa 0h nên xông nhà mà không biết

Từ bé anh em tôi đã có thói quen rủ bạn bè đi chơi đêm giao thừa ở phố cổ, lúc đó đèn nến lung linh rất đẹp mắt. Mẹ tôi năm nào cũng dặn phải về trước giao thừa để không xông nhà, riêng những đứa mẹ nói "năm nay xung tuổi" thì phải về sớm trước giao thừa để không xông nhà.

Thế là từ tối anh em tôi lo giúp mẹ việc nhà, kê bàn, bày biện xong là nháo đi chơi, để mẹ ở nhà trông nhà bày biện nốt. Khoảng 30 phút trước giao thừa là những đứa xung tuổi nhớn nhác chạy về, có năm mải chơi chạy vào nhà là pháo hoa bắt đầu bắn... Năm mới mẹ chẳng mắng, nhưng năm nào anh em tôi cũng mải chơi về nhà muộn...

Sau này lớn lên, có cơ hội tiếp xúc với các nhà tâm linh, chúng tôi mới biết về sát giao thừa cũng đã là xông đất, bởi lúc đó đã sang giờ Tý, đã sang năm mới rồi.

Nhiều người chuẩn bị mâm cúng ở cửa nhà trước 23h để không chạy ra chạy vào lúc giao thừa. Ảnh minh họa.

Theo các cụ xưa, nghi lễ cúng lúc giao thừa là để đón các thiên binh, thiên tướng đi thị sát trần gian. Theo tích xưa, Ngọc Hoàng cử các quan hành khiển và hành binh luân phiên nhau coi sóc việc ở cõi trần. Quan Hành Khiển là quan văn, quan Hành Binh là quan võ, có nhiệm vụ cai quản thế gian, ghi chép mọi việc của từng người, từng nhà để báo cáo Ngọc Hoàng giúp định đoạt công lao, tội lỗi của từng người.

Vì vậy nên việc làm lễ cúng giao thừa ngoài trời là để tiễn vị quan Hành Khiển năm cũ và đón chào vị quan Hành Khiển năm mới xuống nhận chức. Nhà văn hóa Phan Kế Bính đã viết về lễ cúng giao thừa như sau: "Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông hành khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn ông cũ và đón ông mới".

Cúng tế cốt ở tâm thành, lễ cúng vào giữa đêm nên mang vẻ trang nghiêm, thần bí. Đêm giao thừa Cựu vương Hành khiển bàn giao công việc cho Tân vương Hành khiển coi sóc việc nhân gian năm mới - còn gọi là lễ trừ tịch, tống cựu nghinh tân - nên các chùa chiền thời điểm này cũng tổ chức rất trang trọng.

Nghi lễ cúng đêm giao thừa nhằm bày tỏ lòng thành kính, sự biết ơn với các quan Hành khiển đã chăm lo đời sống dân chúng suốt cả năm. Đồng thời cầu mong quan Hành khiển năm mới độ trì cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà yên ấm, làm ăn may mắn, gia đạo hưng vượng...

Người lớn tuổi trong nhà thường đứng cúng giao thừa. Ảnh minh họa.

Lễ cúng giao thừa tiến hành từ lúc nào?

Lễ cúng giao thừa rất quan trọng, gồm lễ cúng trong nhà và cúng ngoài trời được tiến hành vào giờ phút cuối cùng của năm cũ bắt đầu qua năm mới với ý nghĩa bỏ lại mọi điều xấu của năm cũ, chào đón những điều tốt đẹp của năm mới đang đến. 

Theo quan niệm dân gian, giao thừa là thời khắc thiêng liêng khi Đất Trời giao hòa, vạn vật bừng lên sức sống mới. Lễ cúng giao thừa được cử hành khi kết thúc giờ Hợi đêm 30 Tết, sang giờ Tý mở đầu ngày mùng 1 Tết (từ 23 giờ đêm hôm trước tới 1h sáng hôm sau).

Theo đó, lễ cúng giao thừa trong nhà (như báo cáo Phật, thần linh, gia tiên) xong thì mới tiến hành lễ cúng giao thừa ngoài trời (cúng các quan Hành khiển). Mâm cúng giao thừa trong nhà gồm mâm ngũ quả, hoa tươi, bánh kẹo, mứt tết, trầu cau, tiền vàng, cỗ chay (hoặc mặn - đặt bên dưới bàn thờ, hoặc ở bàn khác, không bày lên bàn thờ). Biện lễ xong thì người lớn tuổi nhất trong nhà ăn mặc chỉnh tề, súc miệng rượu thơm, đốt đèn nến, thắp hương thơm và thành kính lễ Phật thánh, Thần linh và gia tiên, rồi ra cúng giao thừa ngoài trời.

Mâm cúng giao thừa ngoài trời có hương, đèn/nến, trà, rượu, hoa quả, cỗ chay/ mặn tùy gia đình. Nhưng từ xa xưa các cụ thường bày nguyên con gà trống luộc, ngậm bông hồng đỏ đặt trên đĩa xôi, xung quanh bày mâm ngũ quả, bánh chưng, kẹo bánh cách loại.

Tùy phong tục vùng miền mà biện lễ cúng giao thừa. Ảnh minh họa.

Tùy vào quan niệm và phong tục từng vùng miền, cũng như điều kiện của từng gia đình mà mâm cúng có thể có những món lễ vật khác nhau, nhưng năm Tân Sửu 2021 là tuổi Trâu, nên một số người chọn gà trống luộc (bởi thuộc tam hợp Tị Dậu Sửu).

Năm Tân Sửu 2021 vương hiệu quan Hành Khiển, Hành Binh là Triệu Vương Hành Khiển, Tam Thập lục thương hành binh chi thần, Khúc Tào phán quan - nên nhiều người chọn vàng mã, mũ áo, bài vị của quan Hành khiển năm Tân Sửu là màu trắng.

Vào giờ Tý (23 giờ ngày 30 Tết), các gia đình đặt mâm cúng giao thừa trước cửa nhà. Nếu nhà chung cư thì đặt mâm cúng giao thừa ở ban công, hoặc tại sảnh lớn của tòa nhà rồi thực hiện nghi lễ cúng tiễn quan hành khiển năm cũ, nghênh đón quan hành khiển năm mới.

Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả thành viên đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt. Lễ cúng giao thừa thường hoàn thành trước 1 giờ ngày mùng 1 Tết, vì vậy các gia đình cần cùng nhau chuẩn bị kỹ lưỡng để lễ cúng diễn ra thong thả, đúng nghi thức, hy vọng một năm mới nhiều phúc lộc, bình an, an khang, thịnh vượng.

Giao thừa năm 2021 rơi vào đêm 30 tháng Chạp năm Tân Sửu (tức đêm 11/2/2021 dương lịch).

Lễ cúng giao thừa năm Tân Sửu 2021 vào thời khắc chuyển giao giữa đêm 30 tháng Chạp năm Canh Tý và mùng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu - đó là giờ Tý (23 giờ - 1 giờ) là tốt hơn cả.

Theo Lịch vạn niên, giờ Tý ngày 30 tháng Chạp là giờ Hoàng đạo, rất thích hợp tiến hành các nghi lễ như cúng khấn giao thừa, xuất hành đi lễ chùa đầu năm, xông đất đầu năm...

Thời điểm từ 23 giờ đêm 30 Tết những người bị coi là xung tuổi với Thái tuế không nên ra vào nhà nữa để tránh trở về xông nhà đầu năm. Việc xông nhà được tính là người đi ra khỏi đất nhà mình rồi quay về là vào xông nhà.

- Ở thành phố nhà cửa san sát, ra khỏi cửa nhà được tính là ra khỏi đất, trở vào nhà được coi là xông nhà.

- Ở nông thôn nhà cửa rộng hơn nên hay cúng giao thừa trong sân nhà, nên nếu ra khỏi cổng rồi quay về được coi là xông đất.

Chuyên gia phong thủy Hà Thanh

(Viện Nghiên cứu ƯDTNCN)

Cách dẫn lối để có được tình yêu đích thực
Có nên khai mở cung tài lộc cho mình và nhà ở?
3 ngày tốt để con cháu đi tạ mộ cuối năm đẹp nhất

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020