Chuyên mục  


Mua nhà là ước mơ, là mục tiêu phấn đấu của hầu hết mọi người. Nhưng, với mức lương dưới 10 triệu, bài toán mua nhà trở nên khó giải hơn bao giờ hết. Chỉ tính riêng chuyện xoay xở ở "thành phố đắt đỏ nhất Việt Nam" đã khiến nhiều người phải chật vật, thắt chặt chi tiêu mới đủ sống. Mục tiêu mua nhà vì lẽ đó mà càng trở nên xa vời.

d8a42306af425f7663f756d7027d3336-17128343521311928650058.jpg

Đặt mục tiêu mua nhà từ sớm và may mắn được học, được hiểu về đồng tiền ngay khi còn nhỏ, chị Hà cho biết, bản thân phân định rõ ràng, LƯƠNG và THU NHẬP là 2 khoản hoàn toàn khác nhau. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, xa vời không có nghĩa là không thể! Chị Thanh Hà (sinh năm 1989, quê ở Quảng Ninh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) là 1 minh chứng cho điều đó.

"Mình chỉ là 1 nhân viên văn phòng bình thường, làm công việc hành chính với mức lương ổn định 9 triệu đồng/tháng. Nhiều năm nay, mọi người vẫn hỏi rằng tại sao mình không thay đổi công việc để có được 1 nguồn thu nhập cao hơn", chị Hà mở đầu cuộc trò chuyện bằng lời thắc mắc của bạn bè xung quanh - cũng là thắc mắc của chính tôi dành cho chị!

Lương thấp, làm thế nào để mua được nhà?

Chị Hà cho biết đã gửi 1 tỷ đồng về cho bố mẹ xây nhà vào năm ngoái. Cùng với đó, chị chi thêm 500 triệu đồng còn lại trong sổ tiết kiệm, vay thêm ngân hàng 1 tỷ đồng để mua 1 căn chung cư rộng 64m2 ở Quảng Ninh.

Số tiền tích lũy được với nhiều người có thể không lớn, nhưng với 1 nhân viên làm công ăn lương, mức lương dưới 10 triệu đồng và sinh sống tại thủ đô Hà Nội thì đã rất đáng để tự hào.

"Lúc mình đưa tiền cho bố mẹ xây nhà rồi chốt thêm 1 căn chung cư ở Quảng Ninh, bố mẹ mới biết mình có số tiền đó. Em gái mình đã giúp mình rất nhiều trong công cuộc tiết kiệm, quản lý tài chính", chị Hà nói.

"Nếu lương của bạn là 9 triệu và bạn chấp nhận với mức lương đó thì dù tiết kiệm đến mấy đi chăng nữa, hành trình mua nhà vẫn rất xa vời. Cố gắng để 'tiền đẻ ra tiền' mới giúp giấc mơ có nhà nằm trong tầm tay. Nhận thức và đặt mục tiêu mua nhà ngay từ khi tốt nghiệp Đại học, mình không chỉ tiết kiệm tiền kiếm được từ công việc chính mà còn cật lực kinh doanh thêm", chị Hà bật mí.

1. Kiếm tiền từ nguồn thu nhập khác

Bản thân chị Hà luôn phân định rõ ràng, LƯƠNG và THU NHẬP là 2 khoản hoàn toàn khác nhau. Và đương nhiên, chị Hà chưa bao giờ sống bằng 1 nguồn thu nhập.

"Mình tập kinh doanh từ khi còn đi học. May mắn, nhà ở gần biển nên mình có mối kinh doanh hải sản. Mình tận dụng và cố gắng kiếm thêm khách để tạo ra nguồn thu nhập thứ 2. Thâm niên đi làm bao nhiêu năm, mình kinh doanh bằng đấy năm. Mình vẫn nhiệt huyết với công việc fulltime mỗi ngày, cũng không thay đổi dù lương thấp là bởi, công việc hiện tại cho mình 1 cuộc sống ổn định, thu nhập đều đặn và ngoài ra vẫn còn thời gian phục vụ cho kinh doanh.

Xác định số tiền kiếm được từ kinh doanh mới là nguồn thu nhập chính nên mình chọn 1 an toàn với 1 công việc ổn định", chị Hà nói.

Theo chị Hà, việc có 1 cuộc sống ổn định cùng khoản thu nhập hàng đều đặn sẽ bớt tạo ra sự bấp bênh về mặt tinh thần và tài chính. Từ đó giúp an tâm kiếm tiền cũng như tích lũy tiền bạc. 

Chị nói thêm, ban đầu khi chưa có vốn, chị chọn kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít, nhanh quay đầu. Qua thời gian, khi đã có kinh nghiệm và có vốn đầu tư tăng lên, chị dồn tiền để mở rộng quy mô, hình thức, từ đó giúp tăng lợi nhuận.

"Tất nhiên, kinh doanh có lãi suất thì cũng có thể có rủi ro. Vậy nên mình luôn cố gắng lựa chọn an toàn. Việc kinh doanh mặt hàng có thể lấy nguồn phân phối trực tiếp từ người thân giúp mình an tâm hơn về chất lượng cũng như bớt lo lắng khi xoay vòng dòng vốn", chị Hà chia sẻ.

429779888102240950898272755183246529284955846n-17128365474171569593222.jpg434321147102241605976249298841485241296378197n-1712836514424618291514.jpg
435589554102242142729667798690873504398097384n-17128364704531724630989.jpg

Chị Hà chọn kinh doanh hải sản để gia tăng dòng tiền.

2. Bí quyết tiết kiệm

Sống ở thành phố có giá cả, mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam, tiết kiệm là việc luôn cần thiết. Tuy nhiên, chị Hà cho biết mình không phải là người giỏi hoạch định tài chính.

"Em mình làm kế toán nên rất rõ ràng trong chuyện tiền nong. Vậy nên mình quyết định giao cho em gái quản lý tiền bạc. Từng khoản chi tiêu, tiền ra - tiền vào đều được em phân bổ cẩn thận.

Ngay sau khi nhận lương, mình sẽ chuyển ngay vào tài khoản khác. Sau đó 2 chị em ngồi hoạch định dòng tiền. Trong đó, khoản tiền lương 9 triệu được mình sử dụng để chi tiêu hàng ngày. Vì còn độc thân, sống chung với em gái (nên có thể chia 1 nửa tiền nhà cũng như chi phí sinh hoạt) và nhu cầu sống ở mức trung bình nên mình chi tiêu không quá tốn kém. Mỗi tháng, mình tiết kiệm 2 triệu đồng. Ngoài ra nếu dư từ 500.000 - 1 triệu đồng mình sẽ dùng cho các khoản phát sinh.

Còn riêng tiền thu lại từ công việc kinh doanh, mình hoàn toàn không dùng tới", chị Hà cho biết.

Những gì có được ở ngày hôm nay là thành quả sau gần 13 năm lao động và tích lũy. Nhìn lại để thấy quãng thời gian này không hề ngắn, nhưng chị Hà cho biết, lựa chọn đó giúp hành trình tích lũy tiền bạc để mua nhà cho bản thân và xây nhà cho bố mẹ trở nên an toàn hơn, không bị áp lực quá nặng nề về chuyện tiền bạc.

530206530-1712837532594617515169.jpg530206580-17128375326292073092598.jpg

Chị Hà chọn mua căn hộ 1 ngủ 1 khách, rộng 64m2 của dự án LuxCity Cẩm Phả. (Ảnh minh họa)

Chia sẻ thêm về việc mua nhà, chị Hà cho biết, tuy bản thân sống ở Hà Nội nhưng chị chọn mua chung cư ở quê vì 2 lý do: Thứ nhất, giá nhà ở Hà Nội quá cao, như vậy áp lực về tài chính sẽ lớn hơn. Thứ 2, căn hộ ở Quảng Ninh theo chị đánh giá là có khả năng sinh lời hoặc đầu tư kinh doanh mạnh hơn so với cùng phân khúc nhà ở Hà Nội.

"Mình chọn mua 1 căn hộ vừa tiền với bản thân. Giá của căn chung cư này là 1,5 tỷ đồng. Mình trả trước 500 triệu đồng, vay thêm của ngân hàng 1 tỷ đồng. Ngoài ra, với dự án này, mình còn được ân hạn nợ gốc 24 tháng nên mình dự tính sẽ cố gắng tất toán khoản vay trong 2 năm để tránh phải trả lãi suất thả nổi thời gian sau đó", chị Hà chia sẻ.

Đồng thời, chị Hà cũng cho biết thêm, ngay sau khi mua nhà, chị cũng cho thuê lại căn hộ với giá 6 triệu. Mỗi tháng trừ đi 4 triệu cần trả cho ngân hàng, chị Hà có thêm 2 triệu để tiết kiệm. Sau này, nếu không còn dự định ở Hà Nội, chị Hà sẽ quay về Quảng Ninh và ở ngôi nhà này.

mua-nha-de-ma-17128845241761397140189.png

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020