Chuyên mục  


Giá thể (đất trồng)

Yêu cầu: Đất trồng dâu cần tơi xốp thoát nước tốt, đủ dinh dưỡng.

Thành phần: Đất thịt; phân lót (phân bò, gà hoai mục, phân trùn quế, vi sinh...); mụn dừa đã qua xử lý; trấu, theo tỷ lệ 4-1-4-1.

Đất thịt là đất chưa trộn gì, phân lót không sử dụng dạng phân viên. Trộn theo đúng tỷ lệ vì dâu tây cần rất ít phân, nếu quá nhiều cây sẽ sốc, chết.

Chị Hương tưới nước cho dâu tây trên sân thượng. Ảnh: Dương Thu Hương

Cách trồng

Trồng cây sao cho giá thể chỉ lấp đến gốc, không lấp ngọn cây.

Sau khi trồng, đặt cây ngoài trời có ánh sáng trực tiếp để quang hợp.

Cách chăm sóc:

Lượng nước tưới mỗi ngày phụ thuộc nhiệt độ và thời tiết nơi trồng. Vùng nắng nóng nên tưới ngày 1-2 lần, thời tiết mát mẻ có thể tưới cách ngày.

Theo dõi đất trong chậu để biết thời điểm nào cây cần tưới nước. Mặt đất khô, ít ẩm là dấu hiệu cây cần bổ sung nước.

Nên tưới sáng sớm hoặc chiều mát, không tưới tối vì dễ nấm bệnh.

Phân bón có thể sử dụng để bón định kỳ: đạm cá, dịch chuối, NPK...

Dâu tây sân thượng đến ngày thu hoạch. Ảnh: Dương Thu Hương

Lưu ý: Bón phân cần pha loãng, bón đậm phân có thể gây sốc phân, chết cây, nhất là với phân NPK.

Các bệnh thường gặp trên cây dâu tây: Trĩ, nhện, phấn trắng, nấm lá, nấm gốc...

Nên tìm các dòng thuốc đặc trị có thương hiệu, dòng sinh học để an toàn nhất cho người sử dụng.

Đọc nhãn mác để nhận biết mức độ độc của thuốc, lựa chọn cho phù hợp.

Một số thuốc đặc trị: trị trĩ là Radiant, phấn trắng là Aviso, nấm là Ridomil, Amitastop.

Dương Thu Hương

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020