Chuyên mục  


Thành phố thời Trung cổ đã được thai nghén và hình thành từ đầu thế kỷ 11, phát triển rực rỡ trong khoảng thế kỷ thứ 12, 13. Trải qua gần 10 thế kỷ, liệu những dấu tích còn được lưu giữ cho đến ngày nay và đặc trưng của đô thị ngàn năm tuổi này là gì? Hãy cùng khám phá 9 thành phố có quy hoạch từ thời Trung cổ khi nhìn từ trên cao.

Trong cuốn Breve Historia del Urbanismo (Lược sử đô thị), tác giả Fernando Chueca Goitia đưa ra quan điểm, thành phố thời Trung cổ xuất hiện vào đầu thế kỷ 11 và phát triển rực rỡ từ trong khoảng thế kỷ 12 đến thế kỷ 13. Sự tăng trưởng này có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của thương mại, cho phép người dân định cư lâu dài, dẫn đến việc thành phố không còn chủ yếu là khách du lịch.

Nói cách khác, giai cấp tư sản lúc này được hình thành từ những hoạt động thủ công nghiệp và thương nghiệp như thợ thủ công, thợ buôn, thợ rèn, thợ bờ – yếu tố cần để kích thích sự phát triển của đô thị thời Trung đại.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của thành phố thời Trung cổ không chỉ liên quan đến kinh tế mà còn có mối quan hệ mật thiết với địa lý khu vực. Theo Goitia, các thành phố cổ đại ngoài giao thương cần có cơ chế phòng thủ, không chỉ là việc xây dựng tường thành. Vì lý do này, chúng thường phát triển ở những nơi khó tiếp cận như “đồi, đảo và sông gần đó, chủ yếu tìm kiếm sự hợp lưu hoặc hình sin, mượn dòng chảy làm chướng ngại chống lại kẻ thù”.

Việc tận dụng lợi thế địa hình tự nhiên để tự bảo vệ mình đã định hình nên quy hoạch đô thị bất quy tắc, trở thành biểu tượng của thành phố thời Trung cổ đẹp như tranh vẽ với những con phố nhỏ hẹp, quanh co.

Qua thời gian, các thành phố quy hoạch tập trung theo hình thức trung tâm, trong đó các đường phố chính xuất phát từ trung tâm – từ các tiện ích đô thị quan trọng – đi qua các cổng, giao nhau bởi các con đường nhỏ hơn và phụ đồng tâm.

Bên cạnh cách phân bố tập trung, Goitia còn chỉ ra, có rất nhiều quy hoạch khác với quan niệm thị trấn thời Trung cổ điển hình như sơ đồ tuyến tính, thành phố hình chữ thập, thành phố trung tâm vô tuyến, giống như xương cá, thành phố acropolis (thành phố phòng thủ).

Dù thế nào đi chăng nữa, các thành phố thời Trung cổ tương đối nhỏ, chủ yếu cho phép ưu tiên tụ tập, tương tác trong không gian công cộng vào mục đích thương mại. Theo quan điểm này, nhà sử học Lewis Mumford trong nghiên cứu “Thành phố trong lịch sử” cho rằng, thành phố thời Trung cổ có thể được coi là công trình kiến tạo ban đầu vì nó thể hiện được sự cân bằng giữa các vai trò xã hội khác nhau như phân chia vai trò của một linh mục, một chiến binh, một nghệ nhân hay một thương gia, tất cả đều tồn tại trong bối cảnh không gian xác định.

Vì vậy, có thể cho rằng, phần lớn ý thức cộng đồng này xuất hiện chính xác từ “cuộc sống quanh bức tường thành”, đó là lý do vì sao khi người ta nhắc tới thành phố thời Trung cổ luôn xem xét ý nghĩa vật lý và tâm lý của bức tường bao quanh. Môi trường này khuyến khích sự tương tác và hòa đồng nhưng đồng thời cũng tạo ra sự ngột ngạt, thường dẫn đến thiếu thốn nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước uống hoặc thậm chí sự lây lan dịch bệnh và sâu bệnh. Đó là sự đối kháng xuất hiện bởi sự cô lập xoay quanh bản chất không gian và tình trạng đô thị ở thời điểm này.

Gần 10 thế kỷ trôi qua kể từ khi hình thành đô thị thời Trung cổ đầu tiên và một số thành phố vẫn mang những dấu tích của thời kỳ này cho đến tận ngày nay. Nhiều người trong số đó đã kết hợp bố cục đô thị theo cách rất khó nhận ra sự chồng chéo của thời gian, nhưng nếu quan sát kỹ, vẫn có thể nhận ra các lớp khác nhau.

Dưới đây là 9 thành phố lâu đời, đã đi qua thời gian từ Trung cổ cho tới ngày này, vẫn chứa đựng “gen cũ” của sắc thái quy hoạch đô thị này.

Thành phố Florence, Ý

Thủ đô Madrid, Tây Ban Nha

Prague, Cộng hòa Séc

Cádiz, Tây Ban Nha

Cologne, Đức

Thessaloniki, Hy Lạp

Moscow, Nga

Paris, Pháp

Gruissan, Pháp

* Thời Trung cổ: giai đoạn lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã vào thế kỷ thứ 5, kéo dài tới cuối thế kỷ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại Khám phá

Biên dịch | Vũ Hương (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • 12 dự án kiến trúc được mong đợi nhất vào năm 2021
  • Kiến trúc vị lai những năm 70: Nhìn lại những bức ảnh về thế giới hiện đại qua công trình khoa học viễn tưởng
  • Top 10 công trình mang tính biểu tượng nhất trên thế giới

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020