Chuyên mục  


Một chậu lan hồ điệp có thể bày trong nhà đến 2 tháng, nhưng rất nhiều người đã phải vứt bỏ sớm hơn do tình trạng thối rễ, thối lá, nụ không thể nở thành hoa mà rụng sớm, hoa nhanh tàn. Đó là vì họ mắc phải những sai lầm khi trồng và chăm sóc lan hồ điệp khiến cây tàn lụi trong thời gian ngắn.

untitled-1-17410929-1734349149363-1734349150374745531121.jpg

Lan hồ điệp có màu sắc tươi tắn, thường được bày trong nhà dịp Tết. (Ảnh 360doc)

Những sai lầm khi trồng lan hồ điệp

Thực tế lan hồ điệp không khó trồng, nhưng mỗi cây lại có một yêu cầu riêng về độ ẩm, ánh sáng. Để có bình lan hồ điệp rực rỡ, bền đẹp, bạn cần lưu ý tránh 6 sai lầm sau:

Sử dụng chậu lớn

Lan hồ điệp cần trồng trong chậu nhỏ để phát triển tốt. Nhiều người khi mua cây về thường để vào chậu lớn, không biết rằng đây là một sai lầm khi trồng lan hồ điệp. Rễ của lan hồ điệp là hệ thống rễ trên không vốn rất khỏe, có thể lưu trữ nước và chất dinh dưỡng nên chịu hạn tương đối tốt.

Rễ của lan hồ điệp có thể hấp thụ chất dinh dưỡng và độ ẩm từ không khí. Nếu bạn sử dụng chậu lớn, nước sẽ không bốc hơi nhanh chóng sau khi tưới, rêu trêu bề mặt không thể khô nhanh, dễ gây thối rễ.

Vì vậy, tốt nhất là trồng lan hồ điệp trong chậu nhỏ. Đất thường được sử dụng là rêu sphagnum hoặc vỏ cây thông vì thấm nước và thoáng khí tốt, đồng thời có khả năng giữ nước nhất định.

Quá nhiều ánh sáng

Thời gian ra hoa của lan hồ điệp tương đối dài, mất từ hai đến ba tháng. Loại cây này thích môi trường đủ ánh sáng, nó có thể  duy trì hoa tốt với một hoặc hai giờ ánh sáng mỗi ngày. Do đó lan hồ điệp đặc biệt thích hợp để bày trong phòng khách, nơi ánh sáng không mạnh lắm.

Chỉ cần đặt nó ở nơi không quá tối để cây phát triển bình thường. Tránh đặt cây ở góc không có ánh sáng và thông gió kém trong thời gian dài, sự phát triển của cây sẽ yếu đi và những chồi còn lại sẽ rụng, nụ hoa trên cành sẽ không nở. Nơi có đủ ánh sáng tán xạ hoặc 1-2 giờ ánh sáng mỗi ngày là tốt nhất.

untitled-5-17410986-1734349151026-17343491511722083011508.jpg

Lan hồ điệp thích hợp để bày trong nhà. (Ảnh: Sina)

Để cây quá khô

Một sai lầm khi trồng lan hồ điệp mà ít tưới nước do nghĩ cây chịu hạn tốt, không cần tưới thường xuyên. Thực ra, cây vẫn phải có đủ ẩm. Khi tưới, bạn cần để cho hệ thống rễ được làm ẩm; tránh để rễ bị khô vì nó sẽ teo lại và không thể phục hồi độ khỏe mạnh.

Bạn có thể quan sát phần rêu ở gốc cây, nếu thấy khô thì hãy tưới nước nhanh chóng để hệ thống rễ sớm phục hồi, giúp cây khỏe và nhanh ra hoa.

Để rêu quá ẩm

Hầu hết lan hồ điệp mua sẵn đều được chăm sóc bằng rêu sphagnum. Rêu sphagnum giữ nước rất tốt và có khả năng hút và thấm nước nhất định. Nếu thông gió trong nhà không tốt, rêu sphagnum sẽ thường xuyên bị ướt khiến cây bị thối rễ.

Vì vậy, bạn phải chú ý đến rêu sphagnum sau khi tưới nước, có thể vắt bớt nước bên trong, hoặc đặt cây gần cửa sổ để thông gió tốt hơn. Nếu bạn trồng lan hồ điệp trong nhà có độ thông gió kém thì nên sử dụng vỏ cây để bảo dưỡng. Nên sử dụng vỏ cây thông để trồng cây để tăng khả năng thông khí và thấm nước.

untitled-3-17410901-1734349152018-17343491542731367934663.jpg

Luôn quan sát lớp rêu trên bề mặt để tránh cây bị hỏng, thối rễ. (Ảnh: Sina)

Nhiệt độ quá thấp

Lan hồ điệp là loại cây ưa thời tiết mát mẻ, nhiệt độ từ 15 đến 25 độ C phù hợp để cây phát triển mạnh và ra hoa. Do đó khi bày lan hồ điệp trong nhà, nhiệt độ không được thấp hơn 10 độ C. Nếu nhiệt độ trong nhà quá thấp, có thể sử dụng máy sưởi.

Bón phân quá nhiều

Đây cũng là một sai lầm khi trồng lan hồ điệp mà nhiều người mắc phải. Lan hồ điệp là loại cây có rễ trên không dày và khỏe, rất nhạy cảm với việc bón phân. Hãy nhớ không bón quá nhiều phân, chỉ nên rắc một ít phân bón chậm vào bên trong. Khi tưới nước, phân bón chậm sẽ thẩm thấu dần dần. Việc bón quá nhiều và bón quá đậm đặc sẽ làm hư bộ rễ.

Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bạn có thể tưới nước hai đến ba lần một tháng và bón phân theo tỷ lệ 1:1000 đến 1:1500 mỗi lần. Không được bón phân trong thời gian cây ngủ đông.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020