Chuyên mục  


base64-17371868455102031665271.jpeg

Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn trong lễ kỷ niệm 150 năm thành lập trường sáng 18-1 - Ảnh: MỸ DUNG

Phát biểu tại buổi lễ, cô Bùi Minh Tâm - hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn - khẳng định: "Ngôi trường đã thực sự là một vườn ươm nhân cách, một nơi vun đắp nhân tài, một bệ phóng cho thế hệ học sinh hội nhập quốc tế.

Trường đã sản sinh ra thế hệ vàng Trường Chasseloup Laubat, Jean Jacques Rousseau thời miền Nam kháng chiến, đã cống hiến cho nước nhà và thế giới những cốt cách lớn, những trí tuệ lớn; Trường nuôi dưỡng, đào tạo ra thế hệ học sinh thời độc lập tự do, đã sống hết mình trong những năm tháng tuổi trẻ để xây dựng đất nước...

Và giờ đây, trường đã và đang có thế hệ học sinh THPT Lê Quý Đôn thời đại cách mạng công nghiệp, được thừa hưởng chiến lược giáo dục cá nhân hóa, giáo dục toàn cầu hóa và giáo dục số hóa...".

base64-17371868455471786964588.jpeg

Ông Phan Nguyễn Như Khuê - ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM (giữa) và bà Trần Thị Diệu Thúy, phó chủ tịch UBND TP.HCM (thứ ba từ phải qua) trao cờ 150 năm xây dựng và phát triển cho ban giám hiệu Trường THPT Lê Quý Đôn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trường THPT Lê Quý Đôn được khởi công năm 1874 và hoàn tất năm 1877, giảng dạy từ tiểu học đến tú tài theo chương trình Pháp. Ngày đầu thành lập, trường có tên Collège Indigène (trung học bản xứ), không lâu sau được đổi tên thành Collège Chasseloup Laubat.

Việc mở rộng nhận học sinh người Việt (phải có quốc tịch Pháp) được thực hiện vào đầu thế kỷ 20. Trường chia thành hai khu riêng biệt: khu dành cho học sinh Pháp, gọi là Quartier Européen và khu học trò Việt gọi là khu bản xứ, nhưng hai nơi đều học chung chương trình Pháp và thi tú tài Pháp.

base64-173718684557411798291.jpeg

Nghi thức đốt đuốc do các thời kỳ hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn thực hiện tại buổi lễ - Ảnh: DUYÊN PHAN

Năm 1954, trường tiếp tục đổi tên một lần nữa nhằm tránh gợi nhớ thời thuộc địa, nhưng vẫn do người Pháp quản lý, chủ yếu dạy học sinh người Việt.

Tới năm 1970, trường được trao trả cho người Việt và đổi tên là Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn, học từ lớp 1 đến lớp 12. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 29-8-1977 UBND TP.HCM ký quyết định thành lập Trường PTTH Lê Quý Đôn.

Trường THPT Lê Quý Đôn hiện nay thuộc hệ thống công lập của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM. Trường được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp TP và được xem là trường phổ thông cổ nhất Việt Nam.

base64-1737186845611935970792.jpeg

Học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn biểu diễn trong lễ kỷ niệm 150 năm sáng 18-1- Ảnh: MỸ DUNG

Quãng đường lịch sử 150 năm

Phát biểu tại buổi lễ, bà Trần Thị Diệu Thúy - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết Trường THPT Lê Quý Đôn tròn 150 tuổi đánh dấu quãng đường lịch sử 150 năm của di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP, khích lệ hành trình đổi mới sáng tạo mà trường đã tiên phong, kiên trì thực hiện suốt hơn 20 năm qua.

"Tôi xin nhắn nhủ với học sinh thế hệ 150 của trường, chính các em là thế hệ tiếp nối rực rỡ của trường, là nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP và toàn cầu trong kỷ nguyên hiện nay" - bà Trần Thị Diệu Thúy nhắn nhủ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020