Chuyên mục  


Theo đó, học phí khóa 44 dự kiến tăng nhẹ so với khóa trước: lớp đại trà 17.500.000 đồng/sinh viên/năm, lớp Anh văn pháp lý 35.000.000 đồng/năm, lớp chất lượng cao 43.750.000 đồng (học phí khóa 2018 lần lượt là 17 triệu đồng, 34 triệu đồng và 42,5 triệu đồng). 

Trong khi mức học phí dành cho sinh viên các khóa trước khi nhà trường được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm tự chủ (tháng 4-2017) vẫn sẽ được thu theo nghị định 86 của Chính phủ như các ĐH công lập khác.

Năm 2019, phương thức tuyển sinh được Trường ĐH Luật TP.HCM thực hiện qua hai bước (bước 1: xét tuyển, bước 2: kiểm tra năng lực) với ba tiêu chí (xét điểm học bạ, xét điểm kỳ thi THPT quốc gia và điểm của bài kiểm tra năng lực). 

Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn xét tuyển theo từng ngành và từng tổ hợp.

ThS Lê Văn Hiển - phó trưởng phòng đào tạo nhà trường - cho biết bài kiểm tra năng lực gồm những nội dung liên quan đến 4 lĩnh vực: kiến thức về pháp luật, quan niệm về công lý; kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; kiến thức xã hội tổng hợp; tư duy logic và khả năng lập luận. 

Dự kiến giữa tháng 3-2019, nhà trường sẽ công bố đề thi minh họa kiểm tra năng lực. 

"Nhà trường không tổ chức phỏng vấn trực tiếp thí sinh. Trường chỉ xét trúng tuyển đối với những thí sinh có tham dự làm bài kiểm tra năng lực; và để có mặt trong buổi kiểm tra năng lực, thí sinh phải đăng ký xét tuyển sơ bộ theo đúng thời gian quy định của nhà trường" - ông Hiển lưu ý.

ĐH Luật TP.HCM thay đổi cách thức đăng ký xét tuyển

TTO - Năm 2019, Trường ĐH Luật TP.HCM tiếp tục xét tuyển kết hợp kiểm tra năng lực và thay đổi cách thức đăng ký xét tuyển.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020