Chuyên mục  


Trong văn bản ngày 21/1, Chính phủ cho biết dự kiến trình Quốc hội việc này tại kỳ họp tháng 5, nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên - khoảng 113.500 người, theo thống kê hồi giữa năm ngoái.

Các tỉnh thiếu nhiều nhất ở các môn Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, tích hợp nhưng chậm khắc phục. Nhiều cử nhân Sư phạm Tin học, Ngoại ngữ không có nhu cầu theo nghề. Điều này gây khó khăn cho triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Ngoài ra, Luật giáo dục 2019 có hiệu lực từ tháng 7/2020 quy định giáo viên tiểu học, THCS phải có bằng cử nhân trở lên, trong khi trước đó họ chỉ cần tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng.

Trong tờ trình gửi Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đa số trường THPT chưa có giáo viên Âm nhạc, Mỹ thuật để học sinh có nhu cầu lựa chọn. Số lượng giáo viên cấp THCS có trình độ đại học trở lên cũng chưa đủ. Việc đào tạo cử nhân môn tích hợp (Sư phạm Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên, Sư phạm Âm nhạc và Mỹ thuật) chưa kịp đáp ứng nhu cầu.

Do đó, Bộ cho rằng cần thiết tuyển dụng người có bằng cao đẳng để dạy một số môn học mới, đặc thù - tức dưới tiêu chuẩn theo Luật Giáo dục. Mục tiêu nhằm đủ giáo viên giảng dạy, từ đó đảm bảo việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa.

Cô trò trường THCS Nguyễn Huệ, TP Đà Nẵng, trong một tiết học, tháng 11/2024. Ảnh: Nguyễn Đông

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bắt đầu triển khai cuốn chiếu từ năm 2020 và chuẩn bị có lứa học sinh đầu tiên tốt nghiệp. So với chương trình cũ, cấp tiểu học có thêm môn Tiếng Anh, Tin học bắt buộc từ lớp 3. Bậc THCS có hai môn mới là Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên.

Với cấp THPT, lần đầu môn Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) được đưa vào làm môn tự chọn để học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp.

Dương Tâm

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020