Chuyên mục  


nh-ltt5-9-10-read-only-17284355372471134670506.jpg

Học sinh Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7, TP.HCM chúc mừng thầy giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam - Ảnh: N.H

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ Chính phủ đã rà soát, hoàn thiện các nội dung chính sách.

Với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo (quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục...).

Một số nội dung chính sách (quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa đảm bảo có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.

Dự chi thêm hàng chục ngàn tỉ

Báo cáo của Chính phủ đã tính toán phần ngân sách nhà nước sẽ phát sinh cho việc chi trả lương và phụ cấp ưu đãi nghề cho nhà giáo. Cụ thể, theo đề xuất phương án quy định chi tiết tại dự thảo nghị định thì bảng lương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập có sự điều chỉnh để phù hợp với tính chất, mức độ phức tạp của công việc nhà giáo ở các cấp học. Đồng thời phụ cấp ưu đãi của nhà giáo dự kiến điều chỉnh đối với cấp mầm non (tăng thêm 10%) và tiểu học (tăng thêm 5%).

Chi phí phát sinh tăng thêm để chi trả tiền lương cho nhà giáo sẽ khoảng 1.068 tỉ đồng/tháng, tức là hằng năm ngân sách phải bổ sung 12.816 tỉ đồng. 

Nếu thực hiện theo phương án nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, chi phí phát sinh tăng thêm để chi trả tiền lương cho nhà giáo sẽ khoảng 22 tỉ đồng/tháng, tức là hằng năm ngân sách phải bổ sung 264 tỉ đồng.

Bên cạnh đó dự thảo luật cũng đề xuất miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong thời gian công tác. Báo cáo của Chính phủ cho hay nếu bổ sung chính sách miễn học phí cho con giáo viên, giảng viên thì hằng năm ngân sách nhà nước phải cấp chi trả thêm 9.212,1 tỉ đồng.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết thường trực ủy ban này cơ bản đồng tình với quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp với nhà giáo. Tuy nhiên, có ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị xác định rõ phạm vi, đối tượng thụ hưởng, đánh giá tác động kỹ lưỡng và đầy đủ về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo, nhất là chính sách miễn học phí cho con của nhà giáo.

Tránh "đặc quyền, đặc lợi"

Nêu ý kiến thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nói dự luật quy định miễn học phí cho con đẻ và con nuôi hợp pháp của nhà giáo đang trong quá trình công tác là nhân văn. Tuy nhiên, ông lại băn khoăn quy định này có thể miễn học phí ở trường công lập chứ dân lập không ai miễn, đồng thời nếu áp dụng ở trường công lập cũng "nhạy cảm".

Từ đó ông đề nghị Chính phủ xem xét quy định cho phù hợp. "Ưu đãi, chế độ đặc thù thì được nhưng đặc quyền đặc lợi thì không nên", ông Định nêu.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng nêu việc miễn học phí cho con nhà giáo đang trong thời gian công tác chỉ áp dụng được trong các trường công lập, rất khó áp dụng với cơ sở tư thục. Do đó, ông đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc kỹ. Bên cạnh đó, cần làm rõ các điều kiện đảm bảo cho các chính sách tiền lương, phụ cấp và chính sách hỗ trợ với nhà giáo.

Ông dẫn chứng, theo báo cáo của Chính phủ, chỉ riêng chính sách miễn học phí cho con nhà giáo mỗi năm cần hơn 9.200 tỉ đồng. "Nguồn này ở đâu, lấy từ chỗ nào để bố trí chi hằng năm. Phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để đảm bảo tính khả thi, đảm bảo tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác" - ông Mẫn nói.

Ông Mẫn chỉ rõ đây là luật được ngành giáo dục quan tâm nhưng lại là luật khó, nội dung tác động lớn và phức tạp. Do đó đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm và cần khẩn trương, thận trọng, kỹ lưỡng.

Ông lưu ý nội dung đã được điều chỉnh tại luật chuyên ngành khác thì không quy định tại luật này. Cùng với đó, chỉ quy định nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đồng thời cần thay đổi tư duy không quy định cụ thể, chi tiết, không luật hóa nghị định, thông tư mà giao thẩm quyền cho Chính phủ, bộ, ngành quy định tại văn bản hướng dẫn.

Cấm công khai sai phạm khi chưa có kết luận chính thức

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định rõ những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo. Cụ thể, không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với nhà giáo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Phạm Văn Hòa, ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng quy định như trong dự thảo luật chưa thực sự rõ ràng, có thể coi là "điểm mờ". Ông nhìn nhận việc chờ kết luận chính thức của cơ quan chức năng về sai phạm của một cá nhân nói chung, nhà giáo nói riêng là đúng nhưng cần phải quy định cụ thể, rõ ràng hơn.

"Ban soạn thảo nên có nghiên cứu, đánh giá lại quy định này. Trong đó nên quy định cụ thể rõ ràng, tránh thành điểm mờ để sau khi luật có hiệu lực, các cơ quan dựa vào đó để gây khó cho người dân và báo chí tham gia giám sát, phản ánh", ông Hòa góp ý.

Cũng trao đổi với Tuổi Trẻ, một thành viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục (cơ quan thẩm tra) cho hay đã tiếp nhận ý kiến băn khoăn về quy định này trong dự thảo và sẽ trao đổi lại với cơ quan soạn thảo để làm rõ.

Phải thu hẹp, hợp nhất các loại phụ cấp

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cơ bản đồng tình với các chính sách quy định trong dự thảo luật nhưng đề nghị Chính phủ cần lý giải đầy đủ hơn và lập luận cho thuyết phục.

Ví dụ như dự thảo luật đang đề xuất giữ lại rất nhiều khoản phụ cấp với nhà giáo, trong khi nghị quyết 27 của Trung ương Đảng về cải cách tiền lương đặt vấn đề phải thu hẹp hoặc hợp nhất một số loại phụ cấp, đặc biệt là các phụ cấp theo nghề, phụ cấp thu hút...

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020