Chuyên mục  


f5c8bd85-aec8-43f5-bc85-364999f12453-17333714270041530318809.jpg

Cô Phạm Thị Thanh Tâm trong tiết dạy toán tại Trường THPT Trần Phú (quận Tân Phú, TP.HCM) - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Cô Phạm Thị Thanh Tâm (Trường THPT Trần Phú, quận Tân Phú, TP.HCM) cho biết trong quá trình dạy học, cô nhận thấy học sinh khối 11 gặp nhiều khó khăn trong việc tưởng tượng hình học không gian. Với học sinh khiếm thị, điều này lại càng khó khăn hơn.

"Chúng tôi đã xây dựng bộ mô hình toán học thực tế trực quan, sinh động. Mô hình giúp học sinh hình dung hình học không gian từ đó giải quyết được các bài toán. Với các em khiếm thị, mô hình có thể cầm, nắm, dựng và cảm nhận được" - cô Tâm nói.

Bộ mô hình bao gồm đế gỗ (được xem như là mặt phẳng), các nút bắt (là điểm), các dây (được coi là các cạnh). Ngoài ra còn có ăng ten để làm lăng trụ đứng, lăng trụ xiên có thể thay đổi độ dài và chiều cao. Mô hình còn có các khối cầu, elip, khối nối và khối trụ…

Sau khi bộ mô hình đoạt giải ba ý tưởng khởi nghiệp học sinh - sinh viên cấp thành phố, giải nhì ý tưởng khởi nghiệp học sinh - sinh viên cấp quốc gia lần thứ VI, cô Tâm và học trò đã mang tặng Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận 10, TP.HCM).

Em Nguyễn Yến Khoa (học sinh Trường THCS - THPT Sương Nguyệt Anh, quận 10, TP.HCM) chia sẻ: "Em rất thích học mô hình này. Mắt em không nhìn thấy nên khi học em được sờ cảm nhận, tưởng tượng các hình chóp tam giác đều, tứ giác đều. Ngoài ra, em còn được trải nghiệm dựng hình giống như làm bài tập vậy".

base64-17332776553801803917914.jpeg

Học sinh khiếm thị thích thú học hình học không gian thông qua mô hình - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Thầy Nguyễn Viết Thắng - giáo viên khiếm thị Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu, quận 10, TP.HCM - cho biết: "Học sinh khiếm thị khi học hình không gian không thể nhìn hoặc sờ trên mặt phẳng 2D. Do đó, môn học đòi hỏi có những mô hình để các em tiếp xúc trực tiếp, tự mình cảm nhận không gian và thích môn học. Nhóm nghiên cứu đã tự viết chữ nổi lên mô hình. Tôi rất vui và cảm nhận được tình cảm của nhóm nghiên cứu dành cho học sinh khiếm thị".

base64-1733370886059379179673.jpeg

Thầy Nguyễn Viết Thắng - giáo viên Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận 10, TP.HCM) đánh giá cao sản phẩm của nhóm nghiên cứu - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020