Vào giai đoạn cắp sách đến trường, trẻ cần nhận được sự giáo dục từ 3 phía bao gồm gia đình, nhà trường và những người xung quanh. Giai đoạn này nếu phụ huynh bỏ bê chăm lo con cái, phó mặc hoàn toàn trách nhiệm cho phía thầy cô sẽ khiến trẻ tăng cơ hội gặp các vấn đề nghiêm trọng.
-
Cô giáo đăng ảnh ngủ trưa cho phụ huynh xem, zoom kĩ mà cha mẹ nào cũng "nóng máu", lập tức đòi Hiệu trưởng giải thích
Trường hợp của chị Lý, sống ở thành phố Ninh Ba (Trung Quốc) là một ví dụ điển hình. Khi con gái học lớp 5, cô giáo chủ nhiệm của bé nổi tiếng là một người vô cùng nghiêm khắc. Thế nhưng người mẹ không hề bận tâm về chuyện này. Bởi bé gái khi ở nhà có tính cách khá bướng bỉnh, do đó với tâm lý "thương cho roi cho vọt" người mẹ đã hoàn toàn tin tưởng giao con cho người giáo viên này.
Tuy nhiên, gần đến ngày tốt nghiệp, chị Lý bỗng thấy con gái có nhiều dấu hiệu bất thường. Khi đưa con đi khám bác sĩ tâm lý, người mẹ nhận được kết quả rằng bé thường xuyên ở trạng thái căng thẳng và lo lắng quá độ.
Để tìm hiểu rõ về nguyên nhân bệnh của con, chị Lý đã bí mật đặt thiết bị ghi âm trong cặp sách của bé. Và khi băng ghi âm được bật lên, người mẹ không khỏi tức giận với những lời lẽ gay gắt của giáo viên chủ nhiệm dành cho con.
"Bố mẹ em là đồ không ra gì phải không?", "Em không có bố mẹ à?", "Hỏi số điện thoại của bố mẹ rồi gọi ngay đi, sau đó thì cút ra khỏi đây". - chị Lý nhớ lại những lời lẽ thiếu tôn trọng của giáo viên chủ nhiệm.
Hiện tại, các đoạn ghi âm đã được cung cấp cho Sở Giáo dục địa phương để tiến hành điều tra và xác thực lại thông tin. Phía gia đình cũng đã liên lạc với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để yêu cầu lời giải thích và xin lỗi tới con gái mình. Theo chia sẻ của chị Lý, mặc dù con gái đã học hết ở trường Tiểu học đó, thế nhưng gia đình vẫn muốn làm rõ vụ việc đến cùng nhằm tránh những trường hợp đáng tiếc sẽ xảy ra với các lứa học sinh sau này.
Sở Giáo dục địa phương đang tiến hành điều tra tính xác thực của đoạn ghi âm và khẳng định sẽ đưa ra phản hồi trong thời gian sớm nhất
Thực tế, trẻ nhỏ rất dễ bị tổn thương và khủng hoảng tâm lý do những lời chỉ trích gay gắt của người lớn. Đặc biệt, trẻ càng nhỏ tuổi, thế giới của các em dường như chỉ xoay quanh người thân, trường học. Trẻ càng bị la mắng, xúc phạm sẽ nảy sinh tâm lý tự ti, bướng bỉnh, thu mình so với bạn bè đồng trang lứa bởi cảm giác thiếu an toàn.
Vì vậy, trong quá trình giáo dục học trò, người lớn cần chọn cách giao tiếp nhẹ nhàng, tránh dùng từ ngữ nặng nề, xúc phạm để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Ngoài ra, cha mẹ luôn cần theo dõi sát sao với quá trình học tập, các mối quan hệ của con, đồng thời trao đổi ngay với giáo viên nếu thấy bé có biểu hiện bất thường.
Nguồn: Sohu
https://kenh14.vn/be-gai-lop-5-bong-nhien-mac-benh-tam-ly-ba-me-len-dat-may-ghi-am-vao-cap-con-khoc-ngat-khi-nghe-het-am-thanh-ben-trong-20220212202956707.chn