Chuyên mục  


Tuổi thơ chúng ta được nuôi dưỡng bằng những câu chuyện dân gian và cả những mẩu chuyện ngụ ngôn nhẹ nhàng mà đậm tính triết lý. Dù chỉ là những câu chuyện ngắn nhưng giá trị những bài học mà chúng truyền tải luôn sống mãi với thời gian.

Hẳn là ai cũng thuộc lòng câu chuyện “Rùa và Thỏ” dạy ta sống “chậm mà chắc”. Và, có lẽ cũng chẳng ai quên bài học huyền thoại mà “cậu bé chăn cừu” dạy ta: Nói dối thành quen rồi đến ngày chẳng ai tin ta nữa.

Đó chỉ là một vài câu chuyện nổi tiếng của Aesop, nhà triết học Hy Lạp cổ sống tại thế kỷ 5 trước Công nguyên. Những mẩu chuyện của ông, vượt qua quãng thời gian dài cả hàng ngàn năm, vẫn giữ nguyên sức sống và giá trị. Hôm nay, bạn đọc hãy cùng khám phá một số câu chuyện ngụ ngôn ít người biết đến của Aesop và tận hưởng hương vị cuộc đời chúng mang đến nhé.

Thiên nga và chiếc diều sáo

“Từ thuở xa xưa, diều và thiên nga đều được trời phú cho khả năng ca hát. Một ngày nọ, chúng tình cờ nghe được tiếng ngựa hí. Bị ám ảnh bởi âm thanh đó, ngày qua ngày, chúng say sưa tập hí cho đến mức đánh mất cả giọng hát trời ban của mình.”

Cứ mơ ước những điều viển vông, chúng ta sẽ đánh mất những thứ quý giá mình đang sở hữu.

Càng tiến gần hơn đến thứ chúng ta xem là cần thiết, chúng ta càng dễ đánh mất những gì vốn có; quên đi bản chất của chúng ta. Và đó chính là mất mát lớn nhất một con người phải trải qua.

Người bẫy chim và con rắn độc

“Một ngày nọ, người bẫy chim, cùng với nhựa bẫy và nỏ bắn, lên đường đi bẫy chim – cái nghề anh ta bấy lâu gắn bó. Trong chốc lát, anh ta đã xác định được một chú chim yên vị trên một chạc cây.

Một cách lặng lẽ, anh ta điều chỉnh tầm ngắm, nhìn chăm chú vào con mồi, dồn tất cả sự chú ý về phía bầu trời trong xanh kia. Mải nhìn lên, anh ta vô tình giẫm phải một con rắn độc đang ngủ dưới chân mình. Con rắn, bị đánh động, lập tức cắn anh ta một cú chí mạng. Trong cơn hấp hối, người đàn ông tự nhủ: “Khổ thân ta chưa! Cả một đời săn bắt, giết hại các sinh linh để rồi cuối cùng cũng kết thúc dưới bàn tay của tử thần.”

Khi đã có chủ đích làm hại ai đó, chúng ta bị xao nhãng bởi những mục tiêu xấu xa của chính mình mà không hề hay biết ta cũng đang bị đe dọa bởi chính những thứ đó.

Gió bấc và mặt trời

“Gió bấc và Mặt trời tranh cãi về việc trong hai người ai là kẻ mạnh hơn. Bất phân thắng bại, cả hai nhất trí rằng ai có thể khiến người lữ hành cởi bỏ tấm áo choàng là kẻ quyền năng hơn cả.

Gió bấc thi tài trước. Nó lấy hết sức bình sinh thổi những luồng gió mạnh vào người lữ hành nhưng càng cố gắng, anh ta lại càng quấn chặt hơn lớp áo. Sau cùng, Gió bỏ cuộc.

Tới lượt Mặt trời, nó từ từ lan tỏa nguồn nhiệt mạnh mẽ. Dần dần, hơi nóng khiến người lữ hành cởi bỏ từng lớp áo và sau cùng, trầm mình trong dòng nước mát để xoa dịu cảm giác nóng rát.”

Đôi khi mềm mỏng khuyên răn lại có tác dụng hơn là vũ lực và ép buộc.

Gió bấc thổi càng mạnh, người lữ hành càng ghì chặt lớp áo. Lúc này, dù là thế lực nào đi chăng nữa cũng không thể khiến anh ta từ bỏ chiếc áo ấm áp để chịu cái lạnh cắt da cắt thịt. Chúng ta

Thỏ và Chim sẻ

“Ngày nọ Thỏ ta bị Đại bàng cắp đi. Trong vô vọng, nó chỉ biết khóc. Chim sẻ nhiếc móc Thỏ rằng: “Tại sao ngươi không dùng chân để nhảy thật xa? Sao chân ngươi lại chậm chạp như vậy chứ?”

Trong lúc Sẻ đang luyên thuyên, Chim ưng phát hiện ra và nhanh chóng kết liễu nó. Thỏ, chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra, tự lẩm bẩm trong thương tiếc: “Thật mỉa mai thay, kẻ cho rằng bản thân mình an toàn, đi xỉa xói người khác sau cùng cũng phải nhận lại kết cục đau đớn không kém.”

Khi chúng ta phán xét nỗi đau của người khác, những điều bất hạnh tương tự cũng sẽ xảy đến với ta.

Rận và Bò

“Rận thắc mắc với Bò: “Cái gì sai khiến ngươi, để ngươi, một con vật to lớn và khỏe mạnh đến vậy, phải phục tùng theo mọi mệnh lệnh của loài người bé nhỏ, làm nô lệ cho họ ngày qua ngày trong khi ta, một sinh vật nhỏ bé, lại có thể sống thật sung túc nhờ vào máu thịt của kẻ khác?”

Bò điềm đạm đáp lại: “Ta chỉ không muốn làm kẻ vô ơn bởi loài Người đối đãi với ta rất tốt, họ thường hay xoa đầu và vai ta nữa.”

“Có khổ tôi không cơ chứ!”, Rận kêu lên, “Những cái xoa đầu mà mi thích vô cùng chính là thứ thảm sát đồng loại ta đấy!”

Những thứ chúng ta có được, đều được xây dựng nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Chúng ta không mạnh mẽ như những gì mình nghĩ. Thế nên, đừng đánh giá quá cao sức mạnh của mình bởi nó có khi được xây dựng trên điểm yếu của người khác.

Hai chiếc túi

“Theo truyền thuyết, mỗi người sinh ra có hai chiếc túi trên cổ: một chiếc ở phía trước ngực chứa đựng lỗi lầm của người xung quanh, một chiếc phía sau chứa đựng lỗi lầm của chính anh ta. Chính vì thế, con người dễ dàng nhìn thấy sai lầm của người khác nhưng lại không nhận thức được lỗi lầm của mình.”

Thiếu sót của người khác luôn rõ ràng còn sai lầm của chúng ta thường rất khó thấy. Chỉ khi nào chúng ta chịu nhìn nhận khiếm khuyết của mình trước mới có thể sáng tỏ gánh nặng mà mình đang mang.

Muỗi và Bò tót

“Một con Muỗi đậu lên sừng một con Bò tót và ngồi trên đó rất lâu. Ngay khi nó chuẩn bị bay đi, Bò rống lên một hồi, Muỗi bèn dừng lại và hỏi xem liệu có phải Bò không muốn nó bay đi. Bò tót trả lời: “Ta không biết là có ngươi ở đó nên ngươi có đi rồi cũng chẳng ảnh hưởng gì đâu.”

Hầu hết chúng ta đều quy chụp suy nghĩ của người khác. Chúng ta sống trong hòa bình với mọi người nhưng lại tự tạo ra những xung đột trong trí óc của mình.

Quạ và bầy Cừu

“Một con quạ phiền phức đậu lên lưng Cừu. Cừu, với sự nhẫn nại vốn có, cõng Quạ trên lưng trong một thời gian dài.

Sau cùng, nó nói, “Ta đã đối xử với ngươi tốt như vậy, nên hãy liệu đáp trả.”

Đáp lại lời Cừu, Quạ nói: “Ta khinh thường kẻ yếu và phục tùng kẻ mạnh. Ta biết ta có thể ăn hiếp kẻ nào và với kẻ nào thì ta nên khúm núm; nhờ đó, ta có thể sống thật lâu.”

Những kẻ biết mình biết ta thì luôn có cách để sinh tồn trong cuộc sống đầy khốc liệt này.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020