Chuyên mục  


bts--scaled-17298323329241262853668.jpg

BTS mất 2 năm để trả hết nợ và kiếm lời cho HYBE - Ảnh: ZE

Trò chuyện với tờ The Korea Herald, giám đốc Trung tâm K-pop thế giới (World K-pop center) Shin Jong Oh tiết lộ chi phí để tạo ra các nhóm nhạc K-pop như BTS, BlackPink... cùng những thách thức họ phải đối mặt.

Ra mắt nhóm nhạc K-pop tốn 100 tỉ đồng

Đằng sau ánh hào quang, các nhà sản xuất lại đối mặt với vô số thách thức, đặc biệt là việc đảm bảo nguồn kinh phí để duy trì sự nghiệp của nhóm nhạc K-pop.

Shin Jong Oh nhận định: “K-pop là ngành công nghiệp xoay quanh tiền bạc. Chi phí tạo ra một nhóm nhạc K-pop dao động từ khoảng 3 - 5 tỉ won (khoảng 50 tỉ đến gần 100 tỉ đồng).

Để đạt được điều đó, việc phát hành từ 5-10 album trong vòng một hoặc hai năm là điều cần thiết.

blackpink-1-5384-1729831131670857998779.jpg

Cổ phiếu YG tụt giảm sau thông tin nhóm nhạc K-pop BlackPink không gia hạn hợp đồng - Ảnh: YG

Tại Nhật Bản, nghệ sĩ thường không có quản lý cho đến khi đạt được mức độ thành công nhất định. Nhiều người phải tự trang trải bằng các công việc bán thời gian cho đến khi đủ nổi tiếng để ký hợp đồng với một công ty và nhận lương.

Nhưng hệ thống K-pop của Hàn Quốc toàn diện hơn rất nhiều.

Các nghệ sĩ không chỉ được rèn luyện về kỹ năng ca hát, vũ đạo mà còn học cách xây dựng hình ảnh cá nhân, cách ứng xử với truyền thông và phát triển khả năng chịu đựng áp lực trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.

Đó là điều làm Hàn Quốc trở nên khác biệt và thu hút nhiều nhân tài từ khắp nơi trên thế giới.

BTS mất 2 năm trả nợ, còn vực dậy cả HYBE

Theo Shin Jong Oh, thành công hay thất bại của nhóm nhạc K-pop quyết định trong hai năm đầu. Sau đó, tất cả là về việc duy trì sự nổi tiếng.

Ông cho hay mọi người thường nghĩ các nhà sản xuất kiếm được rất nhiều tiền khi nhìn vào những cái tên lớn như Bang Si Hyuk của HYBE hay Park Jin Young của JYP Entertainment.

Thực tế cơ hội thành công của nhà sản xuất còn ít hơn cả thần tượng.

blackpink-twice-1-1729834376115475901533.jpeg

Sự bùng nổ của BlackPink và Twice vực dậy cả công ty quản lý đi lên - Ảnh: Koreaboo

Việc quản lý nhóm nhạc K-pop thường khiến nhà sản xuất rơi vào nợ nần, đôi khi lên đến hàng trăm triệu won. Thành công trong ngành công nghiệp thần tượng giống như chơi xổ số, rất hiếm và không chắc chắn.

Ngay cả khi nhóm nhạc thành công, nghệ sĩ là người kiếm được nhiều tiền nhất. Còn nhà sản xuất phải đối mặt với khó khăn tài chính, một số người thậm chí tự kết liễu cuộc đời vì áp lực quá lớn.

Ra mắt vào năm 2013, với nỗ lực từng ngày qua các bài hát "đốn tim" người âm mộ trong dự án The most beautiful moment in life vào năm 2015, BTS không chỉ trả hết nợ cho Big Hit mà còn mang lại doanh thu cao ngất ngưởng, trở thành nhóm nhạc mang đẳng cấp quốc tế.

Có thể nói, vốn là yếu tố then chốt trong ngành công nghiệp K-pop. Những công ty như HYBE từng đứng trên bờ vực phá sản cho đến khi BTS thành công và thay đổi tình thế. JYP hay YG Entertainment cũng được cứu bởi sự bùng nổ của Twice, BlackPink.

Nhà sản xuất không phải thầy bói

Trước đây thành công phụ thuộc nhiều vào việc thuê các nhạc sĩ, biên đạo và video âm nhạc hàng đầu. Nhưng ngày nay, tất cả nằm ở cách thức trình diễn và chiến lược marketing.

“Nhà sản xuất không phải là thầy bói, chúng tôi không thể đoán trước ai sẽ thành công. Thời điểm phải hoàn hảo.

iu-ngoisaovn-w1200-h720-1729834539475885042429.jpg

IU là ca sĩ solo hiếm hoi vẫn duy trì hoạt động thường xuyên sau 16 năm ra mắt - Ảnh: Naver

Nhìn về tương lai, tôi thấy vai trò của nhà sản xuất có thể biến mất khi ngày càng nhiều thế hệ nghệ sĩ K-pop đa tài lên ngôi.

Các ca sĩ K-pop trẻ tuổi hiện nay tự làm mọi thứ, từ sáng tác, quay video âm nhạc đến quảng bá album trên mạng xã hội.

Các công ty quản lý vẫn sẽ tồn tại, nhưng những người như nhà sản xuất và biên đạo múa có thể mất việc. Điều này đang bắt đầu xảy ra ở Hàn Quốc" - Shin Jong Oh chia sẻ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020