Chuyên mục  


ten-lua-oreshnik-1732870012593868723292.jpg

Sơ đồ mô tả quá trình phóng và thả các đầu đạn xuống mục tiêu của tên lửa Oreshnik - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, ngay từ khi mới xuất hiện, Oreshnik đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu là tên lửa “không thể bị bắn hạ”. Chính điều này đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự phương Tây.

Mổ xẻ 'siêu tên lửa' của Nga

Ông Jeffrey Lewis - giám đốc chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á tại trung tâm nghiên cứu không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, thuộc viện nghiên cứu Quốc tế học Middlebury ở tiểu bang California - đã có một số quan sát về cách tên lửa Oreshnik hoạt động.

“Tên lửa được phóng đi, mang theo mọi thứ vào không gian. Lớp đầu tiên của tên lửa tách ra, rồi đến động cơ thứ hai của tên lửa cũng rơi ra. Và rồi, bạn chỉ còn thấy lớp bus (lớp cuối cùng trong giai đoạn phóng của tên lửa đạn đạo, thường là lớp thứ ba hoặc thứ tư) của tên lửa trôi dạt trong không gian”, ông Lewis mô tả quá trình tên lửa Oreshnik được phóng lên.

Cũng theo ông Lewis, phần lớn nhất của mảnh vỡ thu được là phần đầu đạn ở lớp bus. 

Các phần còn lại của lớp này bao gồm phần dẫn đường, bình nhiên liệu và các thiết bị điện tử khác.

Lớp bus này gồm nhiều đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), trong đó, mỗi MIRV mang theo một đầu đạn con và có thể bắn trúng một mục tiêu riêng biệt.

“Khi tên lửa bay qua không gian, các động cơ đẩy của nó sẽ khai hỏa, xoay lớp bus để thả các đầu đạn xuống nhiều vị trí khác nhau. 

Về cơ bản, chúng ta có thể thấy lớp bus có thể mang theo sáu đầu đạn và mỗi đầu đạn chứa thêm sáu đầu đạn con”, ông Lewis phân tích.

Theo trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tên lửa Oreshnik có thể có nguồn gốc từ tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) RS-26 có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Ông Lewis cho rằng bản thiết kế mới của Oreshnik có thể đã loại bỏ lớp đẩy của tên lửa RS-26 - thứ làm giảm tầm bắn của tên lửa này.

Có thể đánh chặn "siêu tên lửa" của Nga?

Sau khi khai hỏa tên lửa này nhắm vào nhà máy sản xuất tên lửa Pivdenmash, nằm ở thành phố Dnipro, miền nam Ukraine hôm 21-11, Tổng thống Putin tuyên bố Oreshnik là tên lửa siêu vượt âm và không thể bị đánh chặn.

Ông Lewis và các chuyến gia khác lưu ý tất cả các tên lửa đạn đạo với tầm bắn tương tự Oreshnik đều là tên lửa siêu vượt âm, và một số tên lửa đánh chặn của Mỹ hay Israel được thiết kế để đánh chặn những tên lửa “không thể đánh chặn” này.

“Một lần nữa, các bạn biết đấy, mọi người chỉ đang nói quá lên về tên lửa bay với tốc độ 3,5 km/s. trong khi tốc độ tối đa của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) rơi vào khoảng 7 km/s. Tức tốc độ của tên lửa này chỉ bằng một nửa của ICBM”, ông Lewis giải thích thêm.

Chuyên gia này nói thêm Matxcơva có thể sử dụng tên lửa này như một chiến thuật tâm lý thay vì là chiến thuật quân sự. “Nếu vũ khí này vốn dĩ đã nguy hiểm, ông ấy (Tổng thống Putin) sẽ chỉ lẳng lặng và sử dụng nó”, ông Lewis nói thêm.

Hiện Bộ Quốc phòng Nga chưa đưa ra bình luận nào về các phân tích của ông Lewis.

Nga nói tên lửa Oreshnik có sức công phá gấp 45 - 50 lần quả bom thả xuống Hiroshima

Hôm 27-11, cổng thông tin của Chính phủ Nga Объясняем công bố một số thông tin của tên lửa Oreshnik, trong đó có thông tin tên lửa này có thể mang đầu đạn 900 kiloton (tức gấp 45 - 50 lần quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945).

Theo thông tin được đăng trên cổng thông tin này, tên lửa Oreshnik có tốc độ Mach 10 (khoảng 12.380km/h), có thể mang theo đầu đạn nặng 1,5 tấn và phạm vi hoạt động đạt 5.500 km.

Ngoài ra, trang web này cũng cho biết thời gian để một tên lửa Oreshnik bay từ bãi phóng tên lửa Kapustin Yar, tỉnh Astrakhan, miền nam nước Nga đến trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở thủ đô Brussels (Bỉ) chỉ mất 17 phút, mất 15 phút để đến căn cứ không quân Ramstein của Đức và mất 11 phút để đến căn cứ phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Redzikowo, Ba Lan.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020