Chuyên mục  


Vì sao mặc ít quần áo giữ ấm tốt hơn?

Bản chất của việc giữ ấm trong mùa đông chính là giảm sự mất nhiệt của cơ thể ra ngoài môi trường. Vì vậy, với quần áo mùa đông, chúng ta nên lựa chọn chất liệu truyền nhiệt chậm như viscoce, bông, polyester, lông cừu, lông vù...

Ngoài ra, không khí tĩnh có độ dẫn nhiệt thấp nhất. Vì vậy, bí quyết để mặc ấm là chọn vật liệu có độ dẫn nhiệt thấp đồng thời phải tạo ra một lớp không khí ổn định trên bề mặt vải. Những yếu tố này kết hợp với nhau sẽ giúp giữ nhiệt cơ thể tốt hơn.

Ví dụ, lông vũ có kết cấu đặc biệt nên giữ được nhiều không khí. Do đó, quần áo lót long vũ thường sẽ ấm nhất. Áo khoác lông vũ bị ép trong tủ suốt một năm hoặc sau khi giặt có thể không còn ấm như trước do cấu trúc ba chiều của lông đã bị phá vỡ, không khí không được lưu giữ như trước.

vi-sao-mac-it-quan-ao-giup-giu-am-tot-hon-phunutoday-01-2318.jpg

Không phải cứ mặc nhiều quần áo là có thể giữ ấm tốt.

Các sợi tổng hợp cũng được tối ưu hóa cấu trúc để lưu giữ nhiều không khí hơn, mang lại cảm giác ấm áp hơn khi mặc. Chẳng hạn như với áo bông, nhà sản xuất sẽ may hai lớp vải và ép bông bên trong thành từng khối. Như vậy, cấu trúc ba chiều được tạo ra để giữ không khí bên trong, cải thiện khả năng giữ ấm.

Việc mặc quá nhiều lớp áo không phải là cách giữ ấm cho cơ thể. Lớp không khí quá dày sẽ tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ rõ rệt giữa bên trong và bên ngoài. Điều này khiến không khí lưu động, tạo ra đối lưu nhiệt. Khi đó, quá trình mất nhiệt sẽ diễn ra nhanh hơn.

Ngoài ra, khi mặc nhiều lớp áo, lúc cơ thể hoạt động, việc ma sát giữa các lớp áo sẽ làm không khí lưu thông nhiều hơn, không giữ được trạng thái tĩnh để giữ nhiệt.

Vì vậy, mùa đông không nên mặc áo quá chật hay quá nhiều lớp lồng vào nhau, vừa tạo cảm giác không thoải mái khi vận động, vừa không mang lại khả năng giữ ấm tốt nhất.

Công thức mặc 3 lớp áo giúp tối ưu khả năng giữ ấm cơ thể

Bạn có thể mặc 3 lớp áo mà vẫn đảm bảo cơ thể được giữ ấm tốt nhất bất chấp nhiệt độ môi trường xuống thấp.

Lớp trong cùng nên chọn quần áo giữ nhiệt, quần áo nhanh khô như đồ thể thao thoáng khí, có khả năng thấm hút tốt. Lớp quần áo này sẽ giúp hơi ẩm sinh ra trong quá trình vận động của cơ thể được phân tán nhanh hơn, tránh tình trạng tích tụ hơi ẩm làm giảm khả năng giữ nhiệt. Nếu không vận động nhiều, có thể chọn lớp áo trong bằng chất liệu cotton. Nếu vận động nhiều, tránh dùng áo trong làm bằng cotton vì vải này sẽ thấm nhiều mô hôi, làm áo ẩm ướt, dính vào da không thoải mái và ảnh hưởng đến khả năng giữ ấm. Lông cừu là chất liệu tốt để mặc bên trong. Ngoài ra, có thể chọn vải được pha trộn giữa acrylic, polyester với modal, cotton, viscose, sợi tre. Các loại vải này có khả năng thấm hút và giữ ấm tốt, giá cả cũng hợp lý.

Lớp ở giữa nên chọn trang phục dùng vật liệu mỏng như fleece, lông cừu mỏng, áo lót lông vũ để tạo thêm lớp không khí.

Lớp ngoài cùng chọn áo khoác bông, áo khoác lông vũ, áo khoác lên, áo lông thú nhân tạo, áo chống gió để tạo ra lớp không khí dày hơn.

Nếu nhiệt độ môi trường không quá thấp, bạn có thể bớt lớp áo ở giữa và chọn các loại áo khoác có tác dụng chống gió.

Đối với quần, chỉ cần mặt hai lớp là đủ. Bên trong là một lớp quần giữ nhiệt, bên ngoài là lớp quần chống gió.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020