Chuyên mục  


Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thông đã đưa ra nhiều mức xử phạt cao hơn so với trước đây. Bảo hiểm xe máy vẫn là giấy tờ cần thiết phải có nhưng từ trước tới nay nhiều người xem nhẹ thậm chí mua chống đối. Nhưng Nghị định 168 nhắc chúng ta biết rằng không thể chủ quan với việc tham gia giao thông. Việc mua bảo hiểm xe máy đừng mua chống đối, cẩn thận mua rồi mà vẫn bị phạt:

bao-hiem-xe-may-phunutoday-phat-0951.jpg

Bảo hiểm xe máy có 2 loại, phải mua đúng loại mới không bị CSGT phạt

Phân biệt các loại bảo hiểm xe máy đừng mua nhầm

Bảo hiểm xe máy trong luật quy định là bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới. Trong khi đó trên thực tế có 2 loại bảo hiểm xe may đang được bán phổ biến. 

- Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự có giá từ khoảng 55-65.000 đồng tùy theo dung tích xe. Loại bảo hiểm này nhằm đảm bảo quyền lợi của người bị tai nạn và bảo đảm trách nhiệm của chủ xe với người bị gặp nạn.

- Còn bảo hiểm 10-20 nghìn đồng thường là dạng bảo hiểm tự nguyện không phải bảo hiểm bắt buộc như luật pháp quy định.  Loại bảo hiểm này dành bảo hiểm cho xe, chủ xe, người ngồi sau xe khi tai nạn, hư hỏng, mất mát.

Nhưng trên thực tế nhiều người bán mang loại bảo hiểm giá rẻ để "dụ" khách mua còn người mua lại không chú ý, cứ nghĩ mua bảo hiểm là được nên không biết. Do đó người dân cần chú ý khi mua hãy nhìn kỹ thông tin. 

Có bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc mới không bị phạt còn bảo hiểm tự nguyện không thay thế được. 

bao-hiem-xe-may-phunutoday-csgt-phat-0952.jpg

Mua bảo hiểm tự nguyện mà không mua bảo hiểm bắt buộc sẽ vẫn bị phạt

Mua rồi không mang theo cũng bị phạt

Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/ QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định bảo hiểm bắt buộc là giấy tờ phải có khi tham gia giao thông. Khoản 1 Điều 56 của Luật này quy định về điều kiện khi tham gia giao thông như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Người dân ra đường cần mang theo các giấy tờ trên. Việc đã mua bảo hiểm xe máy nhưng không mang theo cũng sẽ bị xử phạt. 

Khoản 2 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã chính thức có hiệu lực quy định xử phạt liên quan tới bảo hiểm xe máy bắt buộc như sau: 

- Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Như vậy người dân phải chú ý phân biệt mua đúng loại bảo hiểm bắt buộc cho xe máy, còn bảo hiểm tự nguyện là tùy theo nhu cầu không bawrt buộc phải mua. Khi mua thì nhớ mang theo. 

Mua bảo hiểm xe máy điện tử có được không?

Nếu nhà phát hành bảo hiểm có bảo hiểm điện tử thì vẫn đảm bảo thông tin xuất trình. Tuy nhiên người dân cần tránh nhầm lẫn bảo hiểm phát hành điện tử với bảo hiểm bản cứng rồi chụp ảnh lại. 

Tin mới

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020