Nghe tên món ăn đã thấy "ngộ độc"
Văn hóa ẩm thực luôn hướng tới sự hài hòa, hương vị đặc trưng và yếu tố về dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là văn hóa ẩm thực luôn đáp ứng được 2 tiêu chí là ngon miệng và tốt cho sức khỏe con người. Dù vậy, thời gian gần đây, cách sáng tạo những món ăn quái dị 'chỉ nghe tên đã muốn ngộ độc' lại trở thành trào lưu.
Mỳ trà sữa trân châu bắp bò, trà sữa cá khô, trà sữa hành lá, trà chanh lòng heo,... là hàng loạt món ăn được kết hợp bằng công thức 'quái gở' từng là từ khóa nổi đình đám trên mạng xã hội với hàng loạt video ăn theo.
Thời gian qua, cộng đồng mạng đã trải qua không biết bao nhiêu 'cơn sốt' sớm nở tối tàn như vậy. Sự kết hợp giữa các món ăn càng ghê rợn lại càng dễ trở thành 'hot trend'. Khi chúng trở thành từ khóa nóng, hàng loạt các Youtuber, TikToker sẽ đua nhau quay clip dùng thử để không bị coi là tụt hậu.
Mặc dù biết rõ không ai có thể 'nuốt' nổi các món đồ đó, ai cũng hiểu đây chỉ là cách câu view hoặc câu like của quán ăn, quán nước,... để review cho cơ sở của mình. Thậm chí, nhiều người biết rất rõ đó là những trào lưu 'nhảm nhí' nhưng vẫn đua theo vì không muốn bỏ lỡ cơ hội kiếm view,...
Những trào lưu ẩm thực pha trộn kinh dị có làm ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực?
Sự kết hợp ẩm thực kinh dị có phải là phá hoại văn hóa ẩm thực?
Nghệ thuật chế biến các món ăn, đồ uống luôn hướng tới sự hài hòa và bổ dưỡng, sự kết hợp giữa các thành phần nguyên liệu để mang lại hương vị ngon nhất cho người thưởng thức. Tuy nhiên, với cách a dua theo trào lưu ngắn hạn, liệu mọi người có đang phớt lờ đi hành động tạo ra những sản phẩm kinh dị là đang dần phá hoại văn hóa ẩm thực?
Những món ăn kết hợp như mỳ trà sữa trân châu bắp bò hay trà sữa mắm tôm vừa làm hỏng tư duy thẩm mỹ, vừa có khả năng đe dọa đến sức khỏe con người. Thế nhưng đây lại là 'trend' để giới trẻ đua nhau học theo. Trong khi đó, ẩm thực còn phản ánh vẻ đẹp của lịch sử, văn hóa, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên…
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Bách khoa (Hà Nội) đánh giá, đây là những trào lưu ăn uống phản khoa học. Cũng theo ông Thịnh, bản chất của trà sữa ngọt, người ta thường pha chế thêm với thạch, trân trâu để giảm độ ngọt. Khi cho thêm lá hành, mắm tôm vào trà sữa không chỉ gây mất vị mà các gia vị đối nghịch nhau có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Trong thời buổi công nghệ phát triển, con người dành nhiều thời gian làm việc, giải trí, tương tác trên nền tảng mạng xã hội,... Có thể thấy, mạng xã hội dường như không còn là thế giới ảo mà có thể được coi là không gian sống thực sự của chúng ta. Chính vì vậy, những nội dung được lan truyền trên mạng xã hội cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật và các quy tắc của xã hội văn minh.
Sự 'lên ngôi' của các món ăn kinh dị như mắm tôm kết hợp trà sữa, trà sữa mỳ bò trân châu, trà chanh lòng heo,... không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến cách tiếp nhận các giá trị mới... của con người. Những điều này cần phải có sự điều chỉnh, không nên để xuất hiện ở một xã hội phát triển văn minh.
GĐXH - Vào ngày 27/9 vừa qua, một chuỗi trà sữa và mì Đài Loan tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi “trình làng” một món ăn siêu độc lạ với tên gọi “Mì trà sữa trân châu bắp bò”.
GĐXH - Thời gian gần đây, Trà sữa hoa sữa và Nước khoáng hoa sữa đang nổi lên tạo thành một "hot trend " gây xôn xao khắp các trang mạng xã hội. Hai loại thức uống này nhanh chóng thu hút những tín đồ sành ăn đến thưởng thức hương vị đặc biệt của mình. Vậy hai món đồ uống này liệu có thực sự khiến người ta say đắm như lời đồn hay không?
GĐXH - Loại quả nhiệt đới quen thuộc với vị ngọt thanh và màu sắc hấp dẫn này không chỉ là món ăn tráng miệng ngon lành mà còn chứa đựng vô vàn lợi ích đáng kinh ngạc.