Mạo danh cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát... để lừa đảo
Trong thời gian qua, không ít các trường hợp người dân sập bẫy kẻ lừa đảo giả danh công an. Chúng sử dụng những hình thức lừa đảo công nghệ cao, mạo danh cơ quan công an, tòa án, viện kiểm sát... để chiếm đoạt thông tin cá nhân và tài sản của nạn nhân. Bộ Công an cũng như công an địa phương và các cơ quan chức năng liên tục đưa ra các cảnh bảo về chiêu thức lừa đảo này tuy nhiên vẫn nhiều trường hợp "mắc bẫy" và bị chiếm đến với số tiền rất lớn.
Mới đây, ngày 31/10, Công an huyện Tuy An, Phú Yên cho biết, đơn vị này đã tiếp nhận trình báo của chị H. (SN 1985, trú thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An) về việc bị một đối tượng giả danh cán bộ công an lừa số tiền 3,5 tỷ đồng.
Ảnh minh họa
Theo đó, vào ngày 24/10, chị H. nhận được điện thoại từ số 02839201605. Đầu dây bên kia tự xưng là cán bộ cán bộ Đội Phòng Chống tội phạm Công an TP.HCM. Người này nói rằng chị H. có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy trái phép. Đối phương yêu cầu chị chuyển toàn bộ số tiền trong tài khoản mà mình đang dùng sang một ngân hàng khác để phục vụ công tác sao kê, điều tra. Khi nhận được thông tin như vậy, chị H. lo sợ và lập một tài khoản ngân hàng mới để chuyển hơn 3,5 tỷ đồng vào đó. Tuy nhiên, khi đăng nhập vào tài khoản ngân hàng mới lập, chị phát hiện ra số tiền mình chuyển vào đó đã không còn.
Chị H. chỉ là một trong những trường hợp bị các đối tượng lừa đảo giả danh công an, cán bộ của các cơ quan nhà nước để chiếm đoạt tài sản. Có không ít các trường hợp khác cũng bị sập bẫy chiêu thức lừa đảo tương tự và bị mất số tiền hàng tỷ đồng.
Trong thời gian qua, các cảnh báo về việc lừa đảo qua điện thoại, qua internet liên tục được đưa ra nhưng vẫn có rất nhiều người rơi vào cảnh "tiền mất - tật mang".
Để nhận biết các cuộc gọi lừa đảo, người dân cần phải cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi từ số điện thoại lạ.
Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai cấp Voice brandname - tên định danh cho các số điện thoại đường dây nóng của các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, các nhà mạng viễn thông di động, cố định như Viettel, VNPT, MobiFone, FPT… Theo đó, các cuộc gọi đến từ các đơn vị thuộc Bộ TT&TT (gồm Văn phòng Bộ, Cục Báo chí, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tần số Vô tuyến điện) sẽ có hiển thị tên định danh "BO TTTT"; các cuộc gọi đến từ nhà mạng viễn thông sẽ được hiển thị là VIETTELCSKH (nhà mạng Viettel), VNPT, VinaPhone (nhà mạng Vinaphone), LOCAL (nhà mạng ASIM), FPT SHOP (nhà mạng FPT)...
Hiện tại, giải pháp cấp tên định danh cho số điện thoại có thể ngăn chặn được việc kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa của các doanh nghiệp viễn thông để thực hiện hành vi lừa đảo. Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đang giao Cục Viễn thông dự thảo văn bản đề nghị các bộ, ngành khác như công an, tòa án, ngân hàng... thực hiện việc gắn tên định danh cho các số điện thoại của những cơ quan, đơn vị này.
Tuy nhiên, trước khi quy định được bàn hành, người dân phải hết sức cảnh giác khi tiếp nhận điện thoại từ các số lạ để tránh rơi vào bẫy của kẻ xấu.
Khi nhận cuộc gọi từ số lạ, người dân có thể sử dụng một trong những cách dưới đây để xác định xem đó có phải là cuộc gọi mạo danh hay không.
Cảnh giác khi nhận điện thoại từ các đầu số lạ
Người dân khi nhận được thoại có các đầu số lạ, đầu số quốc tế, cuộc gọi và tin nhắn từ các số hiển thị dầu (+) hoặc 00 ở đầu, hai số tiếp theo không phải 84 (mã quốc gia của Việt Nam), ví dụ như Equatorial Guinea (+240), Modova (+373), Burkina Faso (+226), Tunisia (+216)… thì phải cảnh giác.
Tra cứu thông tin số điện thoại trên Internet
Khi tiếp nhận các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, các đơn giản và đầu tiên mà bạn có thể làm là tìm kiếm thông tin trên Internet.
Khi nhận tin nhắn, cuộc gọi thông báo trúng thưởng hay bất cứ các cuộc gọi nào có dấu hiệu bất thường, trước khi làm theo yêu cầu từ đầu dây bên kia, bạn có thể thực hiện một thao tác đó chính mở công cụ tìm kiếm (như Google, Bing...) và gõ số điện thoại, tên công ty + lừa đảo. Các công cụ tìm kiếm sẽ trả về các kết quả liên quan. Nếu đây là số điện thoại lừa đảo, công ty lừa đảo, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy thông tin này ở những trang kết quả tìm kiếm đầu tiên.
Tra cứu thông tin qua Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia
Khi thấy nghi ngờ một số điện thoại lạ nào đó là số mạo danh, bạn có thể truy cập vào trang web của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) tại địa chỉ https://tinnhiemmang.vn/ để tra cứu thông tin.
Đầu tiên, bạn cần mở trình duyệt web và vào trang https://tinnhiemmang.vn/. Sau đó, nhập tên cơ quan, đơn vị muốn xác nhận thông tin rồi chọn Tìm kiếm.
Đối chiếu kết quả được trả tại trang web của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia với thông tin được cung cấp trong cuộc gọi nghi ngờ. Ví dụ, cơ cơ quan, đơn vị sẽ có địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Người dùng sẽ đối chiếu thông tin này với số điện thoại và các thông tin được cung cấp trong cuộc gọi xem có sai lệch hay không.
Tra cứu phạt nguội
Một chiêu trò lừa đảo phổ biến được kẻ xấu áp dụng là thông báo người dân có vi phạm luật giao thông và yêu cầu phải nộp tiền phạt nguội. Khi nhận được thông tin như vậy, người dân không nên vội vàng làm theo yêu cầu của đầu dây bên kia. Về thông tin phạt nguội, người dân có thể tự kiểm tra tại website của Cục cảnh sát giao thông.
Đầu tiên, hãy mở trình duyệt web trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào địa chỉ http://www.csgt.vn/.
Ở góc phải của trang web, người dân chọn mục ra cứu phương tiện vi phạm giao thông qua hình ảnh. Ở đây, chỉ cần điền các thông tin theo yêu cầu là bạn có thể thấy được kết quả mình có đang bị phạt nguội hay không.