Chuyên mục  


Những ngày cận Tết người dân tiệc tùng, rượu bia nhiều dễ vi phạm luật giao thông đường bộ. Nhiều người thắc mắc nếu bị Cảnh sát giao thông (CSGT) tuýt còi, xử phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn thì có được tiếp tục lưu thông trên đường sau khi lập biên bản không hay sẽ bị giữ xe?

Tài xế vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

vi-pham-nong-do-con-co-bi-giu-xe-hay-khong-1-1412.jpg

Việc điều khiển phương tiện mà trong cơ thể có nồng độ cồn là hành vi vô cùng nguy hiểm, có khả năng cao gây tai nạn giao thông nên tài xế vi phạm về nồng độ cồn sẽ bị tạm giữ xe để hạn chế gây hậu quả nghiêm trọng cho người và các phương tiện tham gia giao thông khác.

Theo Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông đường bộ là ô tô, xe máy, máy kéo, xe máy chuyên dùng hay xe đạp đều có thể bị cảnh sát giao thông tạm giữ xe vì lỗi vi phạm nồng độ cồn. Khi tiến hành tạm giữ xe của người vi phạm, Cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản tạm giữ phương tiện với 2 bản, lấy chữ ký của người vi phạm và giao cho người đó giữ 1 bản (Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính).

Vi phạm nồng độ cồn bị giữ xe bao lâu?

Việc tạm giữ xe do vi phạm nồng độ cồn được thực hiện theo quy định chung về tạm giữ phương tiện tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Theo đó, thời hạn tạm giữ xe vi phạm nồng độ cồn là không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn này được tính từ thời điểm phương tiện bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ xe có thể bị kéo dài hơn trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt: Thời hạn tạm giữ xe không quá 10 ngày làm việc.

- Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan: Thời hạn tạm giữ xe không quá 1 tháng.

- Vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ: Thời hạn tạm giữ xe không quá 2 tháng.

Xử lý tài xế vi phạm nồng độ cồn bỏ xe, không ký biên bản

vi-pham-nong-do-con-co-bi-giu-xe-hay-khong-5-1412.jpg

Việc người tham gia điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn phải chấp hành việc xử phạt theo quy định. Nếu người vi phạm cố tình không ký vào biên bản thì cơ quan có thẩm quyền sẽ lập biên bản xử lý người vi phạm về hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm soát của người thi hành công vụ; kèm theo đó cơ quan có thẩm quyền cũng cần phải ghi lại những chứng cứ về việc tài xế không hợp tác, mời những người làm chứng như chính quyền địa phương, nhân chứng…

Căn cứ Khoản 9 Điều 11 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGTVT thì hành vi không chấp hành này sẽ có mức xử phạt là phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

Như vậy, khi mà bỏ xe, không ký vào biên bản thì người vi phạm nồng độ cồn vẫn sẽ bị xử phạt về hành vi vi phạm nồng độ cồn và còn có thể bị xử phạt thêm về hành vi không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ như phân tích trên.

Người vi phạm không ký vào biên bản không có nghĩa là người này không vi phạm và không phải chịu gì hết, trái lại người vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt, trường hợp cần thiết có thể gia hạn thêm thời hạn thi hành quyết định theo quy định. Nếu không tự nguyện chấp hành thì người vi phạm sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Những biện pháp cưỡng chế có thể bị áp dụng như là: khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của người vi phạm; kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá…Đồng thời, người vi phạm còn có thể bị thu tiền chậm nộp phạt nếu không chấp hành nghĩa vụ nộp phạt, mỗi ngày chậm nộp phạt phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020