Chuyên mục  


1. Sống bằng tâm thái tích cực

"Chức cao không bằng lương cao, lương cao không bằng sống lâu, sống lâu không bằng hạnh phúc". Đời người thực chất là chỉ gói gọn trong 2 chữ: Tâm thái.

Tâm trạng, thái độ tốt thì mọi chuyện sẽ ổn. Về già, không nên sống mà cứ để ý đến miệng lưỡi thế gian, cũng đừng suốt ngày so sánh thiệt hơn.

Tốt nhất hãy sống trong thế giới đơn giản và hạnh phúc của riêng mình!

nghi-huu-1-17345828524611258971510.jpg

Về già, không nên sống mà cứ để ý đến miệng lưỡi thế gian, cũng đừng suốt ngày so sánh thiệt hơn. Ảnh minh họa

2. Tiết kiệm tiền

Một số người nói: "Tiền, không thể tiết kiệm mà thành, chỉ có kiếm mà ra".

Nhưng nếu bạn vốn không kiếm được nhiều mà vẫn không biết cách tiết kiệm thì chắc chắn khi cuộc sống gặp biến cố, bạn sẽ trở tay không kịp.

Khi muốn thử thách bạn, đời sẽ không bao giờ kiểm tra những gì bạn đã chuẩn bị mà chỉ thứ bạn đã bỏ qua. Những người tiêu xài quá mức mà không có sự tính toán và chừng mực cũng là đang bòn rút tương lai của họ.

Đặc biệt khi con người ta bước vào tuổi trung niên, sự suy sụp thường bắt nguồn từ việc thiếu thốn tiền bạc.

Sống trong xã hội ngoài kia, sự tôn trọng và thể hiện cũng được cân đo đong đếm bằng tiền và nguồn lực kinh tế.

Người xưa có câu: "Có tiền thì có thể đi khắp thiên hạ, nhưng không tiền thì một tấc cũng chẳng bước nổi".

Trong biển đời chông chênh này, tiền bạc là chiếc phà giúp neo đậu và qua sông. Tuổi già sức yếu, không thể cứ trông cậy vào con cái, tự lập vẫn là điều quan trọng nhất.

Có tiền bạc trong túi, làm gì cũng không cần xem sắc mặt của ai, cũng không phải sống phụ thuộc, còn giúp mình chữa lành mỗi khi bệnh tật đau ốm.

3. Sống dung dị

Nước càng nhạt thì càng trong, người càng "nhạt" thì càng hạnh phúc. Dung dị với đời, nhìn thế giới với con mắt bình tĩnh, bớt bon chen, bớt tranh luận thị phi.

Điều quý giá nhất ở tuổi già là được bình yên, tĩnh lặng sống qua ngày. Chỉ như thế, tâm hồn chúng ta mới tràn ngập hạnh phúc.

4. Cơ thể khỏe mạnh

Trong cuộc sống, mỗi người sau khi nghỉ hưu đều có những trạng thái khác nhau.

Có người khỏe mạnh, ăn ngon ngủ tốt, hoạt bát theo đuổi những điều thời thượng không kém gì người trẻ.

Có người sau khi nghỉ hưu, cơ thể gặp phải nhiều vấn đề, thường xuyên vào ra bệnh viện, trở thành "khách quen" của nơi chăm sóc sức khỏe.

Sở hữu cơ thể khỏe mạnh trên con đường già đi chính là nguồn tự tin và tài sản lớn nhất của một người.

Có sức khỏe, bạn có thể làm mọi việc mình muốn, sống mỗi ngày tràn đầy sức sống.

Không những có thể tự chăm sóc bản thân, mà còn có khả năng giúp đỡ người thân yêu của mình.

Ngược lại, mất đi sức khỏe không chỉ đồng nghĩa với việc phải chịu đựng đau khổ, mà còn có thể trở thành gánh nặng cho người khác, thậm chí cuối cùng có thể mất đi cả lòng tự trọng.

Có sức khỏe, hạnh phúc mới có nền tảng vững chắc.

5. Biết buông bỏ

Người già thông minh và trí tuệ trong cuộc sống đều biết lựa chọn, biết điều gì không nên quan tâm, cầm lên được và đặt xuống cũng được.

Thời gian đời người là có hạn, khi đã gần đi đến cuối con đường, cần gì phải níu kéo mãi không buông, đôi khi buông tay cũng là một loại hạnh phúc.

6. Đọc sách và học tập để "dưỡng tâm"

Cổ nhân đã nói: "Tuổi trẻ đọc sách như ngắm trăng qua khe hở, tuổi trung niên đọc sách như ngắm trăng trong sân đình… Kinh nghiệm nông hay sâu, cũng từ đây mà ra".

Tùy thuộc vào độ tuổi, cảm nhận và đúc kết khi đọc có thể khác nhau. Vì khi tuổi tác tăng dần, chúng ta càng trân trọng tính trần tục và những thăng trầm của cuộc sống trong cuốn sách.

Đến tuổi trung niên, việc đọc không còn đơn thuần là đọc nữa, mà nhiều hơn là cảm giác và trạng thái tinh thần. Đây là sự tích lũy trí tuệ trong cuộc sống và đặt tâm hồn vào một thế giới phức tạp.

Người tiếp thu cái mới thường sở hữu tâm hồn tràn đầy, được nuôi dưỡng bởi sách và ngôn từ.

Đến tuổi trung niên, cuộc sống khó khăn, nếu học tập nhiều hơn, trau dồi bản thân thì sự nghiệp mới có thể khởi sắc. Chỉ bằng cách học tập, bạn mới tìm thấy đường ra trong lạc lối nhất thời.

nghi-huu-2-1734582852466291769290.jpg

Tuổi xế chiều, không nên lúc nào cũng nghĩ rằng mình đã già và than thở triền miên. Ảnh minh họa

7. Biến vui vẻ trở thành thói quen

Tuổi xế chiều, không nên lúc nào cũng nghĩ rằng mình đã già và than thở triền miên.

Thay vào đó, hãy cố gắng sống mỗi ngày thật trọn vẹn, gạt bỏ những lo lắng và để hạnh phúc thành thói quen, nhìn gì cũng thấy điểm tích cực, một bông hoa nở bên đường cũng thấy vui.

8. Có đam mê để theo đuổi

Trong cuộc sống bình thường này, tháng ngày lặp đi lặp lại, nhưng điều làm cho mỗi ngày trở nên rực rỡ, là có một đam mê riêng biệt của mình.

Đam mê là thứ có thể làm sáng lên cuộc đời một người. Khi có nó, lòng người sẽ có chỗ dựa, cuộc sống sẽ có mục tiêu, và ngày tháng sẽ trở nên phong phú và trọn vẹn.

Hòa mình vào những điều mình yêu thích, bạn sẽ không cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt và buồn chán, đam mê giúp chúng ta thoát khỏi tầm thường và mệt mỏi, làm cho cuộc sống trở nên đầy sắc màu.

Dành cả phần đời còn lại để làm những điều mình yêu thích, đó là cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho bản thân.

Để đam mê đi cùng mình qua phần đời còn lại, thật sự là điều hạnh phúc biết nhường nào.

thumb-dua-tre3-1734513536819489761371-1734513543724987139038.jpgDòng nhật ký quặn thắt của bé gái bị cha mẹ bỏ lại nông thôn lấy đi nước mắt vô số người

GĐXH - "Mình rất ngưỡng mộ những ai có bố mẹ, ngưỡng mộ lắm...", bé gái viết.

eq3-17344937196071512493466-0-0-625-1000-crop-17344937298891931425903.jpgĐại Học Harvard: Sở dĩ người EQ cao thành công là vì họ thường xuyên sử dụng 15 câu này trong giao tiếp

GĐXH - 15 cụm từ này sẽ giúp phân biệt những người có EQ cao với số đông...

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020