Nhiều người có thói quen chỉ rửa qua thớt mới mua bằng nước lã rồi sử dụng luôn. Tuy nhiên, bạn nên vệ sinh thớt kỹ càng hơn để đảm bảo loại bỏ các chất có hại trên bề mặt thớt đồng thời duy trì độ bền của thớt.
Sử dụng nước sôi để loại bỏ lớp sáp bảo vệ
Đối với các loại thớt mới, trên bề mặt thường có một lớp bảo vệ. Lớp sáp này được phủ lên trước khi thớt được xuất xưởng nhằm hạn chế tình trạng gỗ bị nứt hoặc hư hỏng. Trước khi sử dụng, chúng ta nên loại bỏ lớp sáp này để đảm vệ an toàn.
Bạn chỉ cần đun sôi một ấm nước rồi đổ trực tiếp lên bề mặt thớt. Nước sôi giúp loại bỏ lớp sáp bảo vệ trên bề mặt thớt một cách hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng rửa trôi các tạp chất bám trên mặt thớt, giúp thớt sạch và an toàn hơn đối với người dùng.
Dùng nước nóng đổ lên bề mặt thớt để loại bỏ lớp sáp bảo vệ.
Diệt khuẩn bằng cách ngâm thớt trong nước muối
Sau khi đã sử dụng nước sôi để loại bỏ lớp sáp, bạn nên ngâm thớt trong nước muối để khử trùng, bảo vệ thớt tốt hơn. Muối có tác dụng khử trùng, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm mốc, làm thớt chắc và bền hơn.
Sau khi rửa thớt bằng nước nóng, bạn sẽ ngâm thớt trong nước muối.
Thớt ngôn trong nước muối không chỉ sạch mà còn săn chắc, giúp thớt bền hơn, sử dụng lâu dài không bị cong vênh, nứt dãy.
Thoa dầu ăn lên bề mặt thớt
Sau khi đã ngâm thớt bằng nước muối và để khô ráo, bạn cần thoa một lớp dầu ăn lên bề mặt thớt. Dầu làm cho bề mặt thớt bóng hơn, giúp tăng độ bền của thớt.
Bạn chỉ cần đổ một lượng dầu ăn vừa đủ lên bề mặt thớt rồi dùng khăn hoặc tay thoa đều lên cả hai mặt của thớt. Dầu ăn sẽ giúp thớt được bảo vệ tốt hơn, không sợ mài mòn, sứt mẻ.
Thoa một lớp dầu lên toàn bộ thớt để thớt không bị nứt nẻ, tăng độ bền.
Sau khi thoa dầu, bạn hãy để thớt ở nơi thoáng mát, khô ráo. Để ớt khô tự nhiên, trong giai đoạn này, sầu sẽ thấm sâu vào thớt gỗ và khô từ từ. Lưu ý, không phơi thớt ở nơi có ánh nắng trực tiếp vì nhiệt độ cao sẽ khiến thớt bị nứt, cong vênh.