Chuyên mục  


Chế biến cua

Hiện nay, ở các chợ thường bán cua rồi làm rồi xay sẵn, nhưng thật ra không lấy được nhiều thịt cua bằng giã tay theo cách truyền thống. Cua sau khi sơ chế, phần thân rửa sạch cho vào cối, thêm chút muối rồi giã nhanh tay. Muối là bí quyết để giúp cho protein trong thịt cua kết dính, khi nấu tạo thành tảng. Giã cho tới khi vỏ và thịt cua quyện vào nhau, dẻo quánh là đạt.

canh-cua-1607.jpg

Canh cua đồng nấu với rau mồng tơi và rau đay

Cho lượng nước vừa đủ vào phần cua đã giã, dùng tay bóp kỹ cho thịt cua tan ra, để yên một lúc cho phần vỏ cua lắng đọng lại bên dưới. Nhẹ nhàng rót và lọc lấy nước chứa thịt cua. Tiếp tục giã và lọc để lấy hết thịt cua. Không nên lọc qua rây thì phần thịt cua nhỏ dễ bám dính vào rây.

Cách nấu canh cua

Cho nước thịt cua lên bếp đun ở lửa vừa, khuấy đều theo một chiều để thịt cua không bén đáy. Khi thịt cua nổi lên, nước dần trong, tách thịt ra rồi hạ lửa nhỏ, dùng muôi lỗ thủng nhỏ vớt thịt riêng ra bát, ém cho nước ra bớt. Lúc này thịt cua đóng tảng lại đẹp mắt.

Chuẩn bị sẵn các loại rau và gia vị hoặc đồ nấu riêu để bên cạnh. Mùa hè phổ biến nhất là canh cua mồng tơi, mướp hương, rau đay. Ngoài ra còn có canh cua rau muống khoai sọ, riêu cua nấu chua cùng quả dọc nướng chín thì nước trong, tươi không bị xỉn màu hoặc nấu cùng dấm bỗng nếp cũng ngon và thơm đặc trưng.

Gạch cua màu vàng khều từ mai thì cho vào chưng cùng mỡ lợn phi hành củ thái nhỏ, đảo nhanh tay. Khi gạch dậy mùi thơm đặc trưng thêm chút gia vị, nước thịt cua đã đun. Tắt bếp, rưới phần gạch cua chưng lên trên thịt cua hoặc bát canh cua tăng thêm màu sắc bắt mắt, vị béo bùi quyến rũ.

Thưởng thức

Canh cua đồng nấu với rau mồng tơi và rau đay chuẩn vị thì phần thịt cua sẽ kết thành từng mảng, nước canh cua ngọt, gạch cua có màu vàng. Ngoài việc thanh mát cho cơ thể thì canh cua còn bổ sung nhiều dưỡng chất từ cua và rau.

Theo Đông y, cua đồng tính hàn, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương, dùng trị nhiệt, bạt độc. Vì thế mùa hè nóng nực, canh cua đồng luôn được ưu tiên trong thực đơn vừa như một bài thuốc giải nhiệt, vừa kích thích vị giác.

Những trường hợp không nên ăn rau mồng tơi

- Những người thuộc về hàn thấp (người lạnh, chân tay lạnh, sợ lạnh, ỉa lỏng, không tích ăn đồ lạnh) không nên ăn canh cua, mồng tơi.

- Những người bị sỏi thận, bị gout không nên ăn rau mồng tơi vì trong rau có chứa acid oxalic, purin, nên nếu ăn nhiều sẽ chuyển hóa thành acid uric, tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu dẫn đến bệnh gout, sỏi thận càng trầm trọng.

- Những người bị tiêu chảy không nên ăn mồng tơi vì mồng tơi có tính mát, nhuận tràng sẽ làm tiêu chảy nặng hơn. Những người bị viêm loét đại tràng, viêm loét dạ dày thể hàn thấp (chân tay lạnh, sợ lạnh) nếu ăn đồ lạnh như mồng tơi khiến bệnh tăng nặng hơn.

- Những người bị bệnh cơ xương khớp do hàn (lạnh, thấp, ẩm) biểu hiện sợ gió, sợ lạnh, không thích ăn đồ mát, gặp lạnh đau tăng hay làm việc nơi ẩm thấp không nên ăn mồng tơi, chỉ dùng trong trường hợp do thấp nhiệt, sưng đau nóng đỏ các khớp, nước tiểu nóng đỏ...

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020