Chuyên mục  


1. Cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở với hộ nghèo dân tộc thiểu số

 Chính sách này được đề cập tại Nghị định 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, có hiệu lực từ 26/4/2022.

luat-dat-dai-moi-1016.png

Cụ thể, hộ nghèo dân tộc thiểu số; Hộ nghèo dân tộc Kinh cư trú hợp pháp ở xã ĐBKK, thôn ĐBKK vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được vay vốn hỗ trợ đất ở đến 50 triệu đồng nếu đáp ứng các điều kiện sau:

- Cư trú hợp pháp tại địa phương và có tên trong danh sách hộ gia đình được thụ hưởng chính sách hỗ trợ về đất ở do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Thành viên đại diện vay vốn của hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

- Có phương án vay vốn phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay.

Ngoài ra, hộ nghèo dân tộc thiểu số còn được vay với một số chính sách sau:

- Cho vay hỗ trợ nhà ở: mức cho vay không vượt quá 40 triệu đồng/hộ.

- Cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: mức cho vay không vượt quá 77,5 triệu đồng/hộ.

2. Quy định mới về chuyển mục đích sử dụng đất tại một số tỉnh, thành

Nội dung này được đề cập tại Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50ha do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Cụ thể, quy định điều kiện chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư như sau:

(1) Dự án đầu tư có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp:

- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha trên địa bàn tỉnh Nghệ An;

luat-dat-dai-1016.png

- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha; đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ đầu nguồn dưới 50 ha trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên với quy mô dưới 500 ha trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

(2) Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt và các quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

(3) Đã được chấp thuận đầu tư theo quy định của pháp luật mà văn bản chấp thuận còn hiệu lực đến thời điểm đề xuất; đối với dự án phải thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai thì phải được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.

(4) Có Phương án trồng rừng thay thế và đảm bảo kinh phí trồng rừng thay thế được xác định trong tổng mức đầu tư của dự án đối với dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế hoặc phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt.

3. Nghiên cứu chia sẻ dữ liệu đất đai, dân cư theo hướng quản lý mã số thống nhất đến từng thửa đất

Đây là nội dung tại Thông báo 123/TB-VPCP ngày 22/4/2022 về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 14/4/2022 về một số nội dung trong triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an:

Nghiên cứu giải pháp chia sẻ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu đất đai và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo hướng quản lý mã số thống nhất đến từng thửa đất, đồng thời đẩy nhanh tiến độ cung cấp các dịch vụ công trực tuyến về đất đai theo yêu cầu của đề án.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020