Chuyên mục  


Những thiết bị có màn hình hiển thị giờ

Đứng đầu trong danh sách “ngốn” điện, chính là những thiết bị có màn hình hiển thị giờ vốn được tích hợp trong rất nhiều món đồ gia dụng thế hệ mới. Điển hình như: tủ lạnh, máy giặt, lò nướng, lò vi sóng, bếp từ, nồi cơm điện…

rut-phich-cam1-1406.jpg

Những chiếc màn hình “nhỏ tí xíu” này lại sử dụng đến 108 W điện trong 24 tiếng, bởi ngoài chức năng hiển thị giờ, nó còn giữ một sự kết nối đến toàn bộ hệ thống của thiết bị.

Bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh đứng thứ 2 trong danh sách những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất trong gia đình với 14%. Trung bình, một bình nóng lạnh sẽ hoạt động 3 giờ mỗi ngày và có công suất 4500W, khiến cho số điện của bạn thăng thêm 13,5 kWh mỗi ngày và 405 kWh mỗi tháng. Tuy nhiên, bạn có thể tiết kiệm được phần lớn số tiền này với những phương pháp sau:

Tắt bình nóng lạnh khi không sử dụng (chỉ cần bật trước khi dùng 15 phút).

Sử dụng bình nước nóng năng lượng mặt trời.

Lắp đặt vòi hoa sen tiết kiệm nước và thiết bị sục khí vòi.Vệ sinh, bảo trì thường xuyên.

Bếp điện

Bếp điện có công suất trung bình khoảng 1500W. Nếu được sử dụng mỗi ngày 2 giờ, nó sẽ tiêu tốn 95 kWh mỗi tháng. Bạn có thể giảm số lượng điện tiêu thụ cho bếp điện bằng cách:

Sử dụng lò vi sóng thay thế nếu có thể.

Bếp điện không cần phải làm nóng trước.

Tắt bếp vài phút trước khi chín, phần nhiệt còn lại sẽ giúp làm chín thức ăn.

Tivi

Thông thường, chúng ta sẽ tắt tivi bằng điều khiển. Tuy nhiên, cách này chỉ chuyển tivi sang chế độ chờ chứ không phải tắt hoàn toàn. Vì vậy, thiết bị này vẫn sẽ làm hao tổn một lượng điện nhất đính. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một điều, không được rút dây điện đột ngột vì nó có thể làm giảm tuổi thọ của tivi; rút điện khi chưa tắt nguồn tivi cũng có thể gây ra cháy chập.

Là một thiết bị rất phổ biến trong gia đình, được sử dụng hằng ngày. Có rất nhiều bà nội trợ vì không có thời gian nên thường cắm cơm rất sớm.

Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại rất hao tốn điện năng hơn cả điều hòa. Thời gian cắm điện kéo dài càng lâu thì điện năng để hâm nóng cơm càng tăng cao. Dễ gây lãng phí điện năng.

rut-phich-cam-1406.jpg

Với một chiếc nồi cơm điện có dung tích khoảng 1,2 lít sẽ có công suất tương đương 350-400W. Một chiếc nồi cơm điện như vậy nếu hoạt động trong hai giờ, trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 0,75 kWh. Đối với nồi cơm có dung tích lớn hơn thì mức tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn nữa.

Máy tính để bàn, laptop

Máy tính để bàn và Laptop sẽ vẫn hoạt động ngầm, ngay cả khi bạn tắt chúng bằng lệnh “Turn off”. Trung bình, các thiết bị này, sử dụng khoảng 96W mỗi ngày, tức là mỗi tháng, lượng điện tiêu thụ của cả gia đình sẽ bị đội lên khoảng 3 số điện “vô ích” cho mỗi chiếc máy tính trong nhà.

Ngoài ra, con số này sẽ còn cao gấp 1,5 lần nếu bạn có thói quen để máy ở chế độ chờ “Stand by”.

Sạc điện thoại

Dù không được cắm vào điện thoại nhưng khi bộ sạc vẫn kết nối với nguồn điện, nó vẫn sẽ tiếp tục sử dụng năng lượng. Tuy lượng điện năng mà chúng có thể tiêu thụ một ngày không đáng kể, chỉ khoảng 1,2 W nhưng nếu cứ cắm liên tục thì chúng cũng là thủ phạm làm tăng hóa đơn tiền điện hàng tháng của bạn.

Nồi cơm điện

Đây là thiết bị gia đình tưởng chừng ít làm tiêu hao điện năng nhưng đó là ý nghĩ sai lầm. Thời gian cắm điện kéo dài càng lâu thì điện năng để hâm nóng cơm càng tăng cao.

Với một chiếc nồi cơm điện có dung tích khoảng 1,5 lít sẽ có công suất tương đương 500W. Một chiếc nồi cơm điện như vậy nếu hoạt động trong 2 giờ, trung bình sẽ tiêu thụ khoảng 25 – 35 kWh/ tháng. Đối với nồi cơm có dung tích lớn hơn thì mức tiêu thụ điện năng sẽ cao hơn nữa.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020