-
Diễn biến mới nhất vụ "lùm xùm chương trình ngoại khóa" ở TP HCM
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải đảm bảo tính thiết thực gắn với những mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông; chú trọng công tác an toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức; hạn chế tổ chức toàn trường, nhiều khối hoặc quá đông học sinh trong cùng một thời điểm.
Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa phải được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh, được người học tham gia trên tinh thần tự nguyện. Việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa phải đặt tiêu chí đảm bảo an toàn tuyệt đối cho giáo viên, nhân viên và học sinh, sinh viên là nội dung trọng tâm hàng đầu khi xây dựng chương trình. Chú ý đến vấn đề thời tiết, khí hậu, dịch bệnh trong quá trình tổ chức thực hiện. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại đơn vị, trực tiếp làm việc với đơn vị phối hợp về nội dung, kinh phí, chương trình.
Theo Sở GD-ĐT TP, các trường học nghiên cứu đưa nội dung giáo dục pháp luật, kiến thức phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ lồng ghép trong chương trình
-
TP HCM yêu cầu không tổ chức cho học sinh tiểu học đi trải nghiệm ngoài TP
Trong công văn tăng cường công tác đảm bảo an toàn trường học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn TP HCM của sở này cũng nêu rõ, các đơn vị khi triển khai kế hoạch, phòng, chống bạo lực học đường tại đơn vị; phân công rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân tại đơn vị để thực hiện có hiệu quả; lựa chọn, bồi dưỡng giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm học sinh cá biệt, học sinh yếu thế để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ, bảo vệ phù hợp; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý theo thẩm quyền....
Đặc biệt, các cơ sở giáo dục thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong các cơ sở giáo dục; có kế hoạch thống kê, kiểm soát, bảo quản, thu gom và xử lý các hóa chất độc hại nguy hiểm tại đơn vị. Nghiên cứu đưa nội dung giáo dục pháp luật, kiến thức phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ lồng ghép trong chương trình, hoạt động ngoại khóa của đơn vị, cơ sở giáo dục phù hợp với từng cấp học, bậc học.
Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm vào trường học
Theo ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, các đơn vị giáo dục kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm và quá trình: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các cơ sở giáo dục; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Sử dụng thực phẩm đã được nấu chín và nước đã được đun sôi. Nghiêm cấm không để các cơ sở sản xuất, cung cấp thực phẩm không đảm bảo đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm cung cấp thực phẩm hoặc suất ăn cho đơn vị.