Chuyên mục  


Tên lửa hai tầng LV0008 của công ty Astra thành lập vào năm 2016 cất cánh từ trạm Cape Canaveral ở Florida hôm 10/2. Lúc đầu, quá trình diễn ra thuận lợi nhưng sự cố xảy ra khoảng 3 phút sau khi cất cánh. Hoạt động tách nắp tên lửa và tách tầng xảy ra không như mong đợi. Nắp bảo vệ dường như không tách ra cho tới khi động cơ tầng trên khai hỏa, làm nổ hai nửa của phần chóp hình nón và khiến tầng trên xoay nhanh. Kết quả là nhiệm vụ thất bại, phá hủy 4 vệ tinh cubesat nhỏ của NASA. Ảnh: Astra

Tên lửa hai tầng LV0008 của công ty Astra thành lập vào năm 2016 cất cánh từ trạm Cape Canaveral ở Florida hôm 10/2. Lúc đầu, quá trình diễn ra thuận lợi nhưng sự cố xảy ra khoảng 3 phút sau khi cất cánh. Hoạt động tách nắp tên lửa và tách tầng xảy ra không như mong đợi. Nắp bảo vệ dường như không tách ra cho tới khi động cơ tầng trên khai hỏa, làm nổ hai nửa của phần chóp hình nón và khiến tầng trên xoay nhanh. Kết quả là nhiệm vụ thất bại, phá hủy 4 vệ tinh cubesat nhỏ của NASA. Ảnh: Astra

Firefly phóng thử tên lửa Alpha cao 29 m lần thứ hai hôm 1/10, cất cánh từ trạm Vandenberg ở California và đưa thành công 3 vệ tinh lên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Tuy nhiên, khối hàng nằm ở quỹ đạp thấp hơn kế hoạch và các vệ tinh rơi trở lại khí quyển hôm 5/10, sớm hơn nhiều so với dự đoán. Tuy nhiên, công ty vẫn tỏ ra lạc quan và cho biết họ chỉ cần thực hiện vài điều chỉnh nhỏ trong nhiệm vụ tiếp theo. Ảnh: Firefly

Firefly phóng thử tên lửa Alpha cao 29 m lần thứ hai hôm 1/10, cất cánh từ trạm Vandenberg ở California và đưa thành công 3 vệ tinh lên quỹ đạo thấp của Trái Đất. Tuy nhiên, khối hàng nằm ở quỹ đạp thấp hơn kế hoạch và các vệ tinh rơi trở lại khí quyển hôm 5/10, sớm hơn nhiều so với dự đoán. Tuy nhiên, công ty vẫn tỏ ra lạc quan và cho biết họ chỉ cần thực hiện vài điều chỉnh nhỏ trong nhiệm vụ tiếp theo. Ảnh: Firefly

Tên lửa cận quỹ đạo tái sử dụng New Shepard của Blue Origin gặp sự cố trong nhiệm vụ khoa học phóng hôm 12/9. Vấn đề xảy ra ở động cơ đẩy của tên lửa không lâu trước khi nhiệm vụ đạt độ cao 9.000 m. Hệ thống thoát hiểm hoạt động như dự kiến, đẩy khoang tàu bay ra xa, hạ cánh an toàn xuống mặt đất bằng dù và được thu hồi, nhưng động cơ đẩy đã bị phá hủy. Ảnh: Blue Origin

Tên lửa cận quỹ đạo tái sử dụng New Shepard của Blue Origin gặp sự cố trong nhiệm vụ khoa học phóng hôm 12/9. Vấn đề xảy ra ở động cơ đẩy của tên lửa không lâu trước khi nhiệm vụ đạt độ cao 9.000 m. Hệ thống thoát hiểm hoạt động như dự kiến, đẩy khoang tàu bay ra xa, hạ cánh an toàn xuống mặt đất bằng dù và được thu hồi, nhưng động cơ đẩy đã bị phá hủy. Ảnh: Blue Origin

Tên lửa Epsilon của Nhật cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura hôm 11/10 trong nhiệm vụ mang tên Innovative Satellite Technology Demonstration 3. Vấn đề xuất hiện khi tầng thứ ba của tên lửa sắp được kích hoạt. Đội kiểm soát nhiệm vụ buộc phải kích hoạt hệ thống hủy bay của Epsilon khiến tên lửa bị phá hủy. Ảnh: JAXA

Tên lửa Epsilon của Nhật cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura hôm 11/10 trong nhiệm vụ mang tên Innovative Satellite Technology Demonstration 3. Vấn đề xuất hiện khi tầng thứ ba của tên lửa sắp được kích hoạt. Đội kiểm soát nhiệm vụ buộc phải kích hoạt hệ thống hủy bay của Epsilon khiến tên lửa bị phá hủy. Ảnh: JAXA

Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh 6A thứ hai, gồm tầng chính hoạt động nhiên liệu lỏng và động cơ phụ trợ sử dụng nhiên liệu rắn hôm 11/11, đưa thành công vệ tinh Yunhai 3 lên quỹ đạo dự kiến. Tuy nhiên, vài ngày sau, tầng trên tên lửa vỡ thành nhiều mảnh. Từ 50 mảnh theo quan sát ban đầu, tính đến tháng 12, xác tên lửa biến thành đám mây 350 mảnh vỡ, đe dọa tàu vũ trụ trên quỹ đạo. Ảnh: OurSpace

Trung Quốc phóng tên lửa Trường Chinh 6A thứ hai, gồm tầng chính hoạt động nhiên liệu lỏng và động cơ phụ trợ sử dụng nhiên liệu rắn hôm 11/11, đưa thành công vệ tinh Yunhai 3 lên quỹ đạo dự kiến. Tuy nhiên, vài ngày sau, tầng trên tên lửa vỡ thành nhiều mảnh. Từ 50 mảnh theo quan sát ban đầu, tính đến tháng 12, xác tên lửa biến thành đám mây 350 mảnh vỡ, đe dọa tàu vũ trụ trên quỹ đạo. Ảnh: OurSpace

Hôm 14/12, công ty Landspace của Trung Quốc phóng tên lửa nhiên liệu lỏng Zhuque 2 từ Tửu Tuyền. Đây là lần phóng tên lửa sử dụng nhiên liệu methane đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, Zhuque 2 không thể bay lên quỹ đạo. Tầng đầu tiên hoạt động tốt, nhưng vấn đề ở tầng thứ hai khiến 14 vệ tinh mà tên lửa chở theo không đạt tốc độ quỹ đạo cần thiết và rơi xuống biển. Ảnh: Landspace

Hôm 14/12, công ty Landspace của Trung Quốc phóng tên lửa nhiên liệu lỏng Zhuque 2 từ Tửu Tuyền. Đây là lần phóng tên lửa sử dụng nhiên liệu methane đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên, Zhuque 2 không thể bay lên quỹ đạo. Tầng đầu tiên hoạt động tốt, nhưng vấn đề ở tầng thứ hai khiến 14 vệ tinh mà tên lửa chở theo không đạt tốc độ quỹ đạo cần thiết và rơi xuống biển. Ảnh: Landspace

Lần phóng thứ hai của tên lửa Vega C mới của Arianespace nhằm đưa hai vệ tinh chụp ảnh Trái Đất của Airbus lên quỹ đạo hôm 20/12 từ Kourou, Guiana thuộc Pháp. Trong khi tầng đầu tiên hoạt động như dự kiến, tầng thứ hai gặp trục trắc trong chưa đầy 3 phút sau khi phóng. Nhà chức trách hủy bay không lâu sau đó. Cả tên lửa và khối hàng rơi xuống Đại Tây Dương. Tên lửa Vega C cao 35 m có thể chở 2.300 kg hàng hóa lên quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời ở độ cao 700 km. Ảnh: Arianespace

Lần phóng thứ hai của tên lửa Vega C mới của Arianespace nhằm đưa hai vệ tinh chụp ảnh Trái Đất của Airbus lên quỹ đạo hôm 20/12 từ Kourou, Guiana thuộc Pháp. Trong khi tầng đầu tiên hoạt động như dự kiến, tầng thứ hai gặp trục trắc trong chưa đầy 3 phút sau khi phóng. Nhà chức trách hủy bay không lâu sau đó. Cả tên lửa và khối hàng rơi xuống Đại Tây Dương. Tên lửa Vega C cao 35 m có thể chở 2.300 kg hàng hóa lên quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời ở độ cao 700 km. Ảnh: Arianespace

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020