Trạm Vũ trụ Quốc tế chụp ảnh Mặt Trăng mọc phía trên đường chân trời của Trái Đất hôm 21/1. Ảnh: NASA
Trạm Vũ trụ Quốc tế chụp ảnh Mặt Trăng mọc phía trên đường chân trời của Trái Đất hôm 21/1. Ảnh: NASA
Ganymede, một trong những mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, đổ bóng lên hành tinh vào ngày 25/2. Camera trên tàu Juno của NASA chụp bức ảnh từ khoảng cách hơn 70.800 km. Ảnh: NASA/JPL
Ganymede, một trong những mặt trăng lớn nhất của sao Mộc, đổ bóng lên hành tinh vào ngày 25/2. Camera trên tàu Juno của NASA chụp bức ảnh từ khoảng cách hơn 70.800 km. Ảnh: NASA/JPL
Tàu Solar Orbitor hé lộ chi tiết chưa từng thấy về lớp khí quyển bên ngoài của Mặt Trời hồi tháng 3. Con tàu chụp ảnh Mặt Trời dưới ánh sáng cực tím. Ảnh: NASA/ESA
Tàu Solar Orbitor hé lộ chi tiết chưa từng thấy về lớp khí quyển bên ngoài của Mặt Trời hồi tháng 3. Con tàu chụp ảnh Mặt Trời dưới ánh sáng cực tím. Ảnh: NASA/ESA
Trạm đổ bộ InSight của NASA chụp bức ảnh tự sướng cuối cùng vào ngày 24/4. NASA cho biết trạm ngừng hoạt động do nguồn điện liên tục sụt giảm. Ảnh: NASA/JPL
Trạm đổ bộ InSight của NASA chụp bức ảnh tự sướng cuối cùng vào ngày 24/4. NASA cho biết trạm ngừng hoạt động do nguồn điện liên tục sụt giảm. Ảnh: NASA/JPL
NASA chia sẻ bức ảnh cuối cùng của trạm InSight vào ngày 19/12 và thông báo nhiệm vụ kết thúc hôm 21/12 sau khi trạm không phản hồi hai lần liên lạc từ đội kiểm soát nhiệm vụ ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California. Ảnh: NASA/JPL
NASA chia sẻ bức ảnh cuối cùng của trạm InSight vào ngày 19/12 và thông báo nhiệm vụ kết thúc hôm 21/12 sau khi trạm không phản hồi hai lần liên lạc từ đội kiểm soát nhiệm vụ ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA ở Pasadena, California. Ảnh: NASA/JPL
Mảnh vỡ của thiết bị giúp robot Perseverance hạ cánh trên sao Hỏa được phát hiện bởi trực thăng Ingenuity vào ngày 19/4. Ảnh: NASA/JPL
Mảnh vỡ của thiết bị giúp robot Perseverance hạ cánh trên sao Hỏa được phát hiện bởi trực thăng Ingenuity vào ngày 19/4. Ảnh: NASA/JPL
Hồi tháng 5, các nhà khoa học chụp bức ảnh đầu tiên của hố đen siêu khối lượng ở trung tâm dải Ngân Hà. Ảnh: ESO
Hồi tháng 5, các nhà khoa học chụp bức ảnh đầu tiên của hố đen siêu khối lượng ở trung tâm dải Ngân Hà. Ảnh: ESO
Hai tên lửa đẩy phụ trợ của tên lửa Falcon Heavy của SpaceX, tên lửa mạnh nhất thế giới, hạ cánh khoảng 8 phút sau khi cất cánh từ Cape Canaveral, Florida vào ngày 1/11. Đây là lần cất cánh đầu tiên của Falcon Heavy từ năm 2019, chở vệ tinh của quân đội Mỹ vào không gian. Ảnh: AP
Hai tên lửa đẩy phụ trợ của tên lửa Falcon Heavy của SpaceX, tên lửa mạnh nhất thế giới, hạ cánh khoảng 8 phút sau khi cất cánh từ Cape Canaveral, Florida vào ngày 1/11. Đây là lần cất cánh đầu tiên của Falcon Heavy từ năm 2019, chở vệ tinh của quân đội Mỹ vào không gian. Ảnh: AP
Nước đóng băng trên bề mặt sao Hỏa chia mặt đất thành nhiều hình đa giác, tạo ra hoa văn kỳ lạ nhưng đẹp mắt trong bức ảnh do NASA chia sẻ hôm 26/6. Ảnh: NASA/JPL
Nước đóng băng trên bề mặt sao Hỏa chia mặt đất thành nhiều hình đa giác, tạo ra hoa văn kỳ lạ nhưng đẹp mắt trong bức ảnh do NASA chia sẻ hôm 26/6. Ảnh: NASA/JPL
Trong bức ảnh công bố vào ngày 9/8, kính viễn vọng Gemini North chụp ảnh cặp thiên hà NGC 4567 (bên trên) và NGC 4568 (bên dưới) khi chúng va chạm. Mang tên thiên hà Cánh bướm, chúng sẽ sáp nhập thành một thiên hà trong vòng 500 triệu năm. Ảnh: Đài quan sát Gemini Quốc tế
Trong bức ảnh công bố vào ngày 9/8, kính viễn vọng Gemini North chụp ảnh cặp thiên hà NGC 4567 (bên trên) và NGC 4568 (bên dưới) khi chúng va chạm. Mang tên thiên hà Cánh bướm, chúng sẽ sáp nhập thành một thiên hà trong vòng 500 triệu năm. Ảnh: Đài quan sát Gemini Quốc tế
"Vách đá Vũ trụ" là vùng rìa của khu vực hình thành sao gần Trái Đất mang tên NGC 3324 ở tinh vân Carina. Bức ảnh nằm trong loạt ảnh đầu tiên do NASA chia sẻ từ kính viễn vọng không gian James Webb hồi tháng 7. Hình ảnh hồng ngoại của kính hé lộ khu vực tạo sao không thể quan sát trước đây. Ảnh: NASA
"Vách đá Vũ trụ" là vùng rìa của khu vực hình thành sao gần Trái Đất mang tên NGC 3324 ở tinh vân Carina. Bức ảnh nằm trong loạt ảnh đầu tiên do NASA chia sẻ từ kính viễn vọng không gian James Webb hồi tháng 7. Hình ảnh hồng ngoại của kính hé lộ khu vực tạo sao không thể quan sát trước đây. Ảnh: NASA
Ảnh chụp sao Mộc của kính James Webb tuyệt vời đến mức khiến các nhà khoa học NASA kinh ngạc do cực quang cầu vồng, những cơn bão khổng lồ và thiên hà xa xôi trong ảnh. Ảnh: NASA
Ảnh chụp sao Mộc của kính James Webb tuyệt vời đến mức khiến các nhà khoa học NASA kinh ngạc do cực quang cầu vồng, những cơn bão khổng lồ và thiên hà xa xôi trong ảnh. Ảnh: NASA
Bức ảnh chụp khu vực rộng 30 m trên tiểu hành tinh Dimorphos 2 giây trước khi bị đâm bởi tàu vũ trụ DART của NASA. Ảnh: NASA
Bức ảnh chụp khu vực rộng 30 m trên tiểu hành tinh Dimorphos 2 giây trước khi bị đâm bởi tàu vũ trụ DART của NASA. Ảnh: NASA
Một phần vùng tối của Mặt Trăng ở phía trước tàu Orion trong ảnh chụp vào ngày 21/11, ngày thứ 6 trong nhiệm vụ Artemis 1, bằng camera ở trên tấm pin quang năng. Ảnh: NASA
Một phần vùng tối của Mặt Trăng ở phía trước tàu Orion trong ảnh chụp vào ngày 21/11, ngày thứ 6 trong nhiệm vụ Artemis 1, bằng camera ở trên tấm pin quang năng. Ảnh: NASA