Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS) đã công bố BCTC quý 3/2024 với doanh thu thuần tăng 15% so với cùng kỳ năm trước lên 4.820 tỷ đồng. Giá vốn tăng chậm hơn giúp công ty lãi gộp 334 tỷ, tăng 85%, biên LNG cải thiện mạnh từ mức 4% trong quý 3/2023 lên 7% trong kỳ này.
Doanh thu tài chính của PVS giảm 60% xuống 84 tỷ, trái lại chi phí tài chính gấp hơn 3 lần cùng kỳ lên 166 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí khác, PVS báo lãi trước thuế 209 tỷ đồng trong quý 3, giảm 4% so với cùng kỳ.
Nhờ khoản hoãn lại hơn 57 tỷ đồng thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế đạt 193 tỷ, tăng mạnh 34% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) giảm 4% xuống 135 tỷ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của PVS đạt 14.101 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. LNST giảm 17% xuống 707 tỷ đồng.
Năm 2024, công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 660 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 38% so với mức nền kỷ lục. Với kết quả trên, PVS vượt 7% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau ba quý.
Tính đến thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản của PVS đạt 27.342 tỷ đồng, tăng 926 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền và tiền gửi ngân hàng đạt 11.488 tỷ, tương đương 42% tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ, lên mức 4.256 tỷ đồng.
Xét trong 9 tháng đầu năm PVS thu về 176 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay. Tuy nhiên công ty lỗ tỷ giá hơn 176 tỷ đồng.
Tại ngày 30/9, PVS rót 4.779 tỷ đồng vào các công ty liên doanh, liên kết. Các công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác kho chứa nổi, xử lý và xuất dầu thô (FSO).
Kỳ vọng hưởng lợi lớn từ s iêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam PVS là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và là công ty trong nước duy nhất cung cấp tất cả các dịch vụ kỹ thuật dầu khí (trừ dịch vụ khoan). PVS chiếm thị phần áp đảo ở các ngành liên quan, như thị phần dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí (97%), cơ khí dầu khí, dịch vụ căn cứ cảng (mảng cảng, 100%), và dịch vụ kho nổi (FSO/FPSO, 60%). PVS sở hữu và vận hành đội tàu gồm 21 tàu dịch vụ, 3 kho nổi FSO và 2 kho nổi FPSO.
Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán VCB đánh giá tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của PVS đến từ 2 phân khúc chính là dầu khí truyền thống khi tiến độ các dự án lớn như Lô B – Ô Môn và Lạc Đà Vàng vừa được chính phủ thông qua và năng lượng tái tạo như các công trình điện gió ngoài khơi và trên bờ khi Chính Phủ triển mạnh mẽ nguồn điện tái tạo để đáp ứng chuyển dịch năng lượng xanh. Tín hiệu tích cực từ việc khởi động lại các dự án dầu khí nội địa, kỳ vọng sẽ góp phần tăng trưởng KQKD của PVS. Đối với dự án Lạc Đà Vàng thì PVS dành được hợp đồng M&C 262 triệu USD và FSO 250 triệu USD.
Mặt khác, Lô B Ô Môn đạt nhiều bước tiến đáng kể, hứa hẹn ngày đón dòng khí về bờ (First gas) vào năm 2027. Vào ngày 3/9 vừa qua, Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc đã chính thức trao hợp đồng EPCI 1 cho các nhà thầu McDermott của Mỹ và Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS có trị giá khoảng 1,1 tỷ USD với giá trị phần việc thuộc về PVS là 500 triệu USD.
Riêng với năm 2024, VCBS cho rằng KQKD của PVS sẽ tiếp tục khả quan với doanh thu sẽ tăng trưởng mạnh nhờ việc đẩy mạnh mảng công trình dầu khí và điện tái tạo với 24.323 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ và lợi nhuận đạt 1.086 tỷ đồng, tăng 2% so với mức thực hiện năm trước và đều vượt xa kế hoạch.