Tình ca Nga luôn phảng phất trong trái tim giới mộ điệu bởi tiết tấu vừa tha thiết, sôi nổi, vừa thâm trầm, đằm thắm như chính con người Nga. Nhưng điểm đặc biệt trong các ca khúc nghệ thuật ấy chính là sự dễ hiểu và mang tính đại chúng cao.
Có lẽ vì thế mà trong tuổi thơ của rất nhiều người đều xuất hiện một giai điệu độc đáo mang tên Ca-chiu-sa. Đặc biệt là khi ca khúc này được đưa vào sách giáo khoa âm nhạc lớp 7 để giảng dạy.
Bài hát Nga - Ca-chiu-sa được đưa vào chương trình giảng dạy Âm nhạc cho học sinh lớp 7
Ca-chiu-sa - Âm nhạc Lớp 7
Ca-chiu-sa là một sáng tác của nhà soạn nhạc nổi tiếng Matvei Isaakovich Blanter (1903-1990), được viết vào 27/11/1938. Nhưng thực chất, lời bài hát xuất phát từ nhà thơ Mikhail Vasilievich Isakovsky (1900-1973).
Ngoài ra, ca khúc đã du nhập từ trước Cách mạng Tháng Tám và được ca sĩ Nguyễn Anh Cường tự tay dịch lại bài hát vào tháng 9/1955. Nhưng phiên bản được đưa vào giảng dạy lại là của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
Matvei Isaakovich Blanter
Mikhail Vasilievich Isakovsky
Nhạc sĩ Nguyễn Anh Cường dịch lại bài hát vào tháng 9/1955
Nhạc sĩ Phạm Tuyên là chủ nhân của bản dịch bài hát Ca-chiu-sa được đưa vào giảng dạy cho học sinh lớp 7
Nét độc đáo của bản tình ca này chính là cốt truyện được dựng nên bằng chất liệu thực của cuộc sống - thời kì chiến tranh. Dẫu vậy ca khúc vẫn mang nét trữ tình làm chủ đạo. Ca-chiu-sa mang nặng nỗi nhớ thương của các cô gái dành cho những chàng trai phải phục vụ chiến tranh nơi biên cương hiểm ác.
Hình ảnh người con gái mòn mỏi chờ đợi người thương đã giúp bài hát trở thành biểu tượng của lòng chung thủy và được ưa chuộng nhất ở Nga thời Thế chiến II.
Thế nhưng ít người biết rằng, cô gái Ca-chiu-sa xuất hiện trong bài thực chất là ai. Theo Đài Tiếng nói nước Nga, các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc và chuyên viên địa phương học Nga đã xác định được nguyên mẫu nhân vật tạo nên cảm hứng cho bài hát Ca-chiu-sa là một nữ cư dân Vladivostok, tên Katerina Alekseevna.
Bản Ca-chiu-sa gốc
Năm 1930, Katerina Alekseevna tốt nghiệp Nhạc viện tại thành phố Leningrad rồi kết hôn với một sĩ quan biên phòng. Khi chiến tranh bùng nổ, người chồng của cô buộc phải dấn thân vào các trận chiến khốc liệt trên chiến trường. Còn cô gái trẻ ấy vẫn là hậu phương vững chắc của người bạn đời thân yêu và một lòng thủy chung đợi chờ. Thậm chí, cô còn dấn thân chiến đấu chống kẻ thù nơi vùng biên.
Từ đây, Katerina Alekseevna trở thành biểu tượng bất khuất về tình yêu và lòng chung thủy, đồng thời đại diện cho tinh thần kiên cường, mạnh mẽ của những người phụ nữ Nga đã sống, đã chiến đấu và quên mình vì đất nước.
Có thể nói, khi nước Nga bước vào cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, đã có hàng trăm, hàng ngàn nàng Ca-chiu-sa kiên cường như vậy, họ không chỉ là hậu phương của chồng mà còn trở thành "người lính" trực tiếp ra trận. Vì vậy, bài ca Ca-chiu-sa này ra đời chính là để tôn vinh những người phụ nữ mạnh mẽ năm ấy.
Hai cô gái vào vai Ca-chiu-sa tại Liên hoan thanh niên thế giới Matxcơva (1985)
Khác với sự u buồn của các ca khúc cùng thời kì, lời Ca-chiu-sa lại giản dị, nhẹ nhàng tựa như niềm tự hào của các cô gái khi là điểm tựa của người mình thương. Chính vì thế, Ca-chiu-sa được trình diễn ở rất nhiều lễ hội dân gian tại các thành phố cổ và làng quê Nga, nó ngân lên âm điệu vừa trầm hùng, vừa tha thiết của dân ca. Đặc biệt là lúc người hát cố tình cất giọng luyến láy ở những âm vực cao thì bài ca lại khiến người nghe vui tươi và hưng phấn khó tả.
Ngày nay, rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng đã được dựng lên tại nước Nga vĩ đại để bất tử hóa ca khúc cũng như tôn vinh “cha đẻ” và hình tượng cô gái Ca-chiu-sa. Song, Ca-chiu-sa dường như không còn là của riêng hai tác giả, mà rất nhiều nước trên thế giới như Ý, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản,... đã khắc họa lại chân dung những người phụ nữ thời chiến quả cảm, sắt son một cách hết sức gần gũi.
Với tầm ảnh hưởng to lớn, ca khúc được biểu diễn ở khắp mọi nơi, từ sự kiện lớn cho đến những MV được đầu tư đẹp mắt. Ở mỗi nơi, Ca-chiu-sa lại mang một âm hưởng rất riêng biệt và thú vị, khi thì vui tươi, phấn khởi, có khi lại đằm thắm, nhẹ nhàng.
Phần thể hiện Ca-chiu-sa của ca, nhạc sĩ nổi tiếng Aleksandr Marshal cùng nữ ca sĩ nhí Valeria Kurnushkina trong chương trình nghệ thuật của Đoàn ca múa nhạc Quân đội Nga - A.V.Alexandrov
Phần thể hiện Katyusha (Ca-chiu-sa) của Aleksandr Marshal & Valeria Kurnushkina
Nữ ca sĩ Polina Gagarina chinh phục khán giả bằng giọng ca nội lực trong buổi hòa nhạc kỉ niệm Songs of the Great Victory
Phần thể hiện Ca-chiu-sa của Polina Gagarina
Nữ nghệ sĩ Klava Koka hóa “nàng thơ” với bản cover ấn tượng và ngọt ngào
Bản cover Ca-chiu-sa của Klava Koka
Nói không ngoa, Ca-chiu-sa là một bài hát trữ tình được đông đảo người dân trong nước lẫn quốc tế đón nhận vô cùng nồng nhiệt, đặc biệt là Việt Nam - vốn có mối quan hệ gắn bó với Liên Xô thời ấy. Và cho đến nay, bài hát vẫn còn được đông đảo khán giả nước ta biết đến.
Ca-chiu-sa - ca sĩ Hoài Thu
Nguồn: Tổng hợp