Chuyên mục  


Lợi ích khi mua bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế nhằm chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

Trong trường hợp người dân mua bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh (KCB) BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh sẽ được hỗ trợ chi phí KCB theo quy định.

bao-hiem-y-te1-1698914332443529581109-0-0-394-630-crop-1698914346259406602979.jpg1 tháng tới, nhiều trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế ở mức cao nhất

GĐXH - Từ ngày 3/12/2023, Nghị định số 75/2023 (Nghị định 75) chính thức có hiệu lực trong đó bổ sung, nâng mức hưởng BHYT với một số trường hợp.

Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế

– Được chọn nơi đăng ký KCB ban đầu tại tuyến xã, huyện và theo hướng dẫn của cơ quan BHXH (Trạm Y tế, Trung tâm Y tế học đường hoặc Phòng khám đa khoa…).

– Được chăm sóc sức khỏe ban đầu.

– Được khám chữa bệnh, sơ cứu, cấp cứu khi bị tai nạn, ốm đau tại nơi đăng ký KCB ban đầu và được chuyển lên KCB ở các tuyến chuyên môn kỹ thuật cao hơn khi bệnh vượt quá khả năng của tuyến dưới. Trường hợp cấp cứu, tai nạn người có thẻ BHYT được khám, điều trị tại bất kỳ cơ sở y tế nào có hợp đồng KCB BHYT.

bao-hiem-y-te-1-1699021163699759094274.jpg

Người dân mua bảo hiểm y tế khi đi KCB BHYT tại các cơ sở y tế sẽ được hỗ trợ chi phí KCB theo quy định. Ảnh minh họa: TL

Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất

Thủ tục khám chữa bệnh BHYT mới nhất năm 2023 được quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Khoản 6, Điều 1 Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

- Theo quy định tại Nghị định 59/2022/NĐ-CP, người tham gia BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh hoặc căn cước công dân; trường hợp xuất trình thẻ BHYT chưa có ảnh thì phải xuất trình thêm một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác hoặc giấy tờ được định danh điện tử mức độ 2.

- Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ BHYT do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

- Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế.

Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ BHYT thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 1, Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

- Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định người đã hiến bộ phận cơ thể đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình các giấy tờ liên quan.

Trường hợp phải điều trị ngay sau khi hiến thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

- Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3, Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình các giấy tờ liên quan trước khi ra viện. Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám bệnh, chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại các Điều 28, 29 và 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

- Theo Khoản 1 hoặc Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định người tham gia BHYT trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT và phải xuất trình các giấy tờ quy định. Một trong các giấy tờ cần thiết bao gồm (bản chính hoặc bản chụp): giấy công tác, quyết định cử đi học, thẻ học sinh, sinh viên, giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú, giấy chuyển trường.

- Theo Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội không được quy định thêm thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ngoài các thủ tục quy định Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan bảo hiểm xã hội cần sao chụp thẻ bảo hiểm y tế, các giấy tờ liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh để phục vụ cho công tác quản lý thì phải tự sao chụp, không được yêu cầu người bệnh sao chụp hoặc chi trả cho khoản chi phí này.

bao-hiem-y-te-16982908029572053120866.jpgChế độ chi trả tiền khám chữa bệnh bảo hiểm y tế mới nhất người dân cần biết để hưởng các quyền lợi

GĐXH - Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách an sinh xã hội. Tham gia bảo hiểm y tế người dân được hỗ trợ chi phí khi khám chữa bệnh theo quy định.

bao-hiem-y-te-16990212512631568868165.png

Đi KCB BHYT người dân nên mang đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Ảnh minh họa: TL

Trình tự thực hiện thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

- Đối với người đi khám chữa bệnh: Xuất trình thẻ BHYT còn giá trị sử dụng, giấy tờ tùy thân có ảnh. Ngoài ra, tùy từng trường hợp có thể phải xuất trình thêm một số giấy tờ khác.

- Cơ sở khám chữa bệnh (hoặc giám định viên thường trực tại cơ sở khám chữa bệnh): kiểm tra tính hợp lệ của các giấy tờ trên khi người bệnh xuất trình, giải quyết chế độ BHYT cho người bệnh.

Các bước làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sau khi hoàn tất thủ tục khám chữa bệnh BHYT, bệnh nhân được thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh BHYT tại cơ sở khám chữa bệnh. 

Thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại cơ sở khám chữa bệnh được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khám chữa bệnh

Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khám chữa bệnh BHYT gồm có các giấy tờ sau:

Thẻ BHYT còn giá trị sử dụng của bệnh nhân.

Giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ (chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước công dân).

Tùy theo từng trường hợp khám chữa bệnh cụ thể của người lao động có thể phải chuẩn bị thêm một số giấy tờ sau:

Hồ sơ chuyển viện bao gồm: giấy giới thiệu chuyển viện; tóm tắt hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.

Giấy hẹn khám lại của cơ sở KCB (hoặc được ghi trong sổ KCB) theo đúng quy chế bệnh viện do Bộ Y tế quy định.

Giấy đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.

Giấy công tác hoặc quyết định cử đi học của cơ quan, đơn vị quản lý người lao động.

Bước 2: Nộp hồ sơ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Người lao động nộp hồ sơ khám chữa bệnh BHYT cho cơ sở nơi mình khám chữa bệnh BHYT. Cơ sở khám chữa bệnh BHYT sau khi tiếp nhận hồ sơ của người lao động sẽ kết hợp với:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):

Cơ quan phối hợp (nếu có): Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Bước 3: Thanh toán chi phí khám chữa bệnh trực tiếp tại cơ sở khám chữa bệnh

Người lao động sau khi làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT sẽ được cơ sở khám chữa bệnh giải quyết ngay và không mất bất kỳ chi phí làm thủ tục nào. Tiền hưởng chế độ khám chữa bệnh BHYT được trừ trực tiếp vào chi phí khám chữa bệnh khi làm thủ tục thanh toán khi kết thúc điều trị.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020