Chuyên mục  


mh-17140145673201899694191-0-166-521-1000-crop-17140145777281948947436.jpgLuật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Giải đáp về vấn đề trên, luật sư Hà Thị Khuyên (Trưởng Văn phòng luật sư Nhân Chính - Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo quy định pháp luật thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ) có thể đứng tên một người hoặc nhiều người, trong đó tất cả những người có tên trong sổ đỏ sẽ có quyền đối với nhà đất giống nhau.

Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc vợ chồng sẽ cùng đứng tên trên sổ đỏ. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc để một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ. Việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản (có công chứng, chứng thực).

Nếu sổ đỏ chỉ đứng tên một người, thì khi chuyển nhượng (mua bán) người còn lại có phải ký tên không? cũng là băn khoăn của nhiều người dân.

Trường hợp sổ đỏ là tài sản riêng của vợ hoặc chồng

Đối với trường hợp này, tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã quy định chế độ tài sản riêng của vợ, chồng. Theo đó, các loại tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn.

- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng.

ha-17142650776811189209793.jpg

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng, khi nào là tài sản chung là nội dung được nhiều người dân quan tâm (Ảnh minh họa)

- Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

- Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

- Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng.

Như vậy, nếu sổ đỏ đứng tên vợ hoặc chồng thuộc một số trường hợp nêu trên thì được xác định là tài sản riêng, người đứng tên một mình có toàn quyền quyết định chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố, thế chấp... mà không cần hỏi ý kiến và không cần có chữ ký của người còn lại.

Trường hợp sổ đỏ là tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng nếu:

- Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

- Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

- Trường hợp không có căn cứ để chứng minh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì được coi là tài sản chung.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

khuyen-17142665261601601873043.jpg

Luật sư Hà Thị Khuyên

Vì thế, nếu tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nhưng do một lý do nào đó mà một bên vợ hoặc chồng không có điều kiện thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng, nên vợ hoặc chồng đã lập văn bản thỏa thuận cho người còn lại được đứng tên một mình trên sổ đỏ, thì bản chất tài sản này vẫn là tài sản chung.

Khi đó vợ, chồng đều có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với sổ đỏ chung. Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đó cho người khác thì bắt buộc phải có sự đồng ý và chữ ký đầy đủ của cả vợ và chồng, thì hợp đồng chuyển nhượng mới có hiệu lực pháp lý, trừ trường hợp có văn bản ủy quyền của vợ cho chồng (hoặc ngược lại) được thực hiện thay quyền chuyển nhượng.

Dự thảo Luật đất đai quy định mới khiến giấc mơ mua nhà càng trở nên xa vời

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020