Chuyên mục  


base64-17015103889961355309725.png

Nam Định được biết đến là một tỉnh nổi tiếng về những ngành nghề truyền thống và có nhiều thế hệ thợ giỏi. Không chỉ có vậy, với sự tài hoa của mình, người dân tỉnh nằm ở trung tâm vùng nam Sông Hồng hiện còn là chủ nhân của nhiều nghề, làng nghề truyền thống nổi tiếng khác,… 

Không huyện nào trong tỉnh Nam Định không có làng nghề nổi tiếng. Trong số đó có nghề sơn mài truyền thống Hổ Sơn ở xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định với hơn tuổi nghề lên đến vài trăm năm.

Vào một buổi sáng những ngày đầu tháng 12, tiết trời lạnh, trời mờ ảo trong sương và gió của mùa Đông, phóng viên Gia đình và Xã hội có mặt tại làng Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản để tìm hiểu, nghe kể những câu chuyện về nghề sơn mài truyền thống này.

Trên con đường dẫn vào làng với tiết trời lạnh, chúng tôi hỏi đường và dẫn đến nhà ông Bùi Đức Chiến (năm nay đã gần 60) ở làng Hổ Sơn. Theo người dân, ông Chiến là một người theo nghề đã lâu năm và được truyền theo kiểu “cha truyền con nối”. 

base64-1701510412464905664831.png

Sản phẩm sơn mài của làng nổi tiếng bởi người dân có kỹ nghệ làm sơn điêu luyện từ cây sơn mọc tự nhiên trên dãy núi Hổ.

Tiếp và thưa chuyện với chúng tôi, ông Chiến cho biết, hiện trong làng còn ít người theo nghề, trước kia có một hợp tác xã nên nhiều người đi làm, sau đó hợp tác xã không còn nên cũng dần mai một. Hiện trong làng còn vài cơ sở còn làm nghề sơn mài truyền thống. Riêng gia đình ông theo nghề và chuyên sơn đồ thờ, sơn son, thếp vàng và phục chế tượng cổ, câu đối, kiệu rước,… cho các đình, chùa.

"Tính đến nay, gia đình nhà tôi đã có mấy trăm năm theo nghề sơn mài này. Đến tôi là đời thứ 11, gia đình làm nghề theo truyền thống “cha truyền con nối”. Tôi bắt đầu theo từ năm 1982, hiện con trai cả tôi theo nghề và tự mở cơ sở riêng, tính đến nó (con ông Chiến) là đời thứ 12 theo nghề” - ông Chiến chia sẻ. 

Ông Chiến kể thêm, cái quý của nghề sơn mài là sử dụng thuần túy các nguyên liệu truyền thống gồm: sơn ta, vàng quỳ, bạc quỳ, đất sét, vải, giấy, nhựa thông,... với 2 màu chủ đạo là son (là chất bột son đỏ chế biến từ một loại khoáng thạch là thần sa), then (chất sắt của chảo rang và bùn sẽ kết hợp với sơn để tạo nên sơn chín có màu đen). Cùng với, vàng, bạc, và khả năng điều tiết, gia giảm lượng cánh gián, kỹ thuật nhào nặn, chôn vùi, mài moi,… để tạo nên sản phẩm có màu sắc đẹp, bền, bóng, dày, mỏng, đậm, nhạt khác nhau tùy theo chủ ý của tay thợ.

base64-1701510437223959526110.png

Thao tác chính của nghề sơn mài, là sơn và mài lớp phủ lền bền mặt sản phẩm đến 5 hoặc 7 lần, mỗi lần là một loại sơn khác nhau, dụng cụ phết sơn, mài sơn cũng khác theo, khi thì dùng chổi tết bằng tóc, lúc lại dùng lá chuối khô, lá mít, đá cuội để mài trong nước. Sau đó mới khảm, vẽ, thếp vàng, thếp bạc rồi dùng sơn cánh gián phủ lên bề mặt một lớp nữa. Lúc này, toàn bộ bề mặt sản phẩm chỉ có màu đen, phải tiếp tục hong thật khô rồi lại đem mài với nước. Càng mài, những chi tiết, đường nét của sản phẩm mới dần dần lộ ra và nổi lên hoa văn mới hoàn tất quy trình. 

Trong suốt quá trình làm lại phải tránh gió, tránh bụi, tránh ánh sáng mạnh và tránh cả côn trùng, ruồi, muỗi bay vào. Vậy nên thời xưa khi màn mộc, màn tuyn hiếm lắm, người không có để dùng tránh muỗi nhưng phải thường xuyên mắc màn, mang cả đồ nghề lỉnh kỉnh vào trong đó mới làm việc được. 

Chất liệu để phủ sơn mài lại rất đa dạng tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Đồ thờ tự nhất định phải là các loại gỗ mít, dổi, vàng tâm; đồ trang trí có thể là gỗ dán, giấy nện; tre, trúc, vỏ dừa,... Sơn mài nhanh chóng thích ứng với thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước, phân khúc thành 3 dòng sản phẩm chính là đồ thờ dùng trong công trình tôn giáo, tín ngưỡng như tượng phật, ban thờ, phù điêu, ngai, ỷ, kiệu, cống…; đồ mỹ nghệ trang trí nội thất như bình, khay, đĩa, tranh sơn mài nghệ thuật,... 

base64-17015104619521694735363.png

Theo người dân làng Hổ Sơn cho biết, từ những tháng cuối năm đổ ra đến tháng 3 năm sau (thanh minh) lúc làng nghề sôi động nhất, bởi này thời điểm khách hàng có nhu cầu sang sửa tu thiết không gian thờ cúng của gia đình, thôn làng (đình, đền, chùa, miếu). Không chỉ tư vấn lựa chọn làm sản phẩm cho phù hợp mà các thợ nghề thủ công còn hướng dẫn những quy tắc trưng bày không gian thờ cúng, lễ hội truyền thống theo đúng phép tắc xưa truyền lại. 

Giá sản phẩm khác nhau, dao động từ vài trăm nghìn như giá để bát hương, cốc chén, chân nến thờ đến vài chục triệu đồng như: kiệu, hoành phi, câu đối,… còn tạc tượng hay phục chế tượng cổ thì cả người làm nghề và khách hàng thường không mặc cả chi li tiền nong, chỉ ước trong khoảng để đôi bên chuẩn bị, cái cốt nhất vẫn là người thợ nhất tâm làm đến thật đẹp, thật ưng ý mới thôi. 

“Từ khi theo nghề, tôi toàn đi làm ở xa, gần như trên khắp địa bàn cả nước. Đa số tôi toàn làm cho chùa, đình và đền hoặc các nơi thờ tự, khách có nhu cầu thì sẽ đáp ứng. Làm nghề này nhiều giai đoạn cũng khó khăn, thăng trầm. Bên cạnh đó, nếu muốn theo nghề thì vẽ cũng phải đẹp và có hoa tay mới có nhiều tác phẩm sắc sảo” - ông Chiến nói. 

base64-17015104877921973599404.png

Cũng theo ông Chiến, hiện gia đình ông đã số nhận theo đơn đặt hàng các sản phẩm từ đền, chùa và đình và tượng cổ, kiệu, bàn thờ, câu đối,vv. Giá cả tính theo số lượng, khách hàng yêu cầu. Để hoàn thiện 1 chiếc kiệu rước giá có thể lên đến 20 triệu đồng hoặc ít hơn, cũng có thể cao hơn. Ngoài ra, số lượng lớn có thể giá lên đến vài trăm triệu đồng, có sản phẩm vài triệu, vài trăm. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, làng Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản là một trong những nơi phát tích nghề sơn mài từ đầu thế kỷ XV. Sản phẩm sơn mài của làng nổi tiếng bởi người dân có kỹ nghệ làm sơn điêu luyện từ cây sơn mọc tự nhiên trên dãy núi Hổ. Ngày đó, nhiều thợ sơn người làng đã được triều đình tuyển chọn vào cung để làm việc. Các nhóm thợ tập hợp nhau, đứng đầu là thợ cả đi khắp nơi, đến các làng, tổng có đình, đền tô vẽ, sơn son thếp vàng tượng phật, đồ thờ, kênh, kiệu… hoặc đến các gia đình giàu có làm hoành phi, câu đối, ngai thờ riêng… nghề của làng nhờ đó ngày càng phát triển. 

Lịch sử ghi lại, những thợ khéo tay trong làng gồm: cụ Bát Khâm, cụ Cưu Truyện làm được nhiều công trình nghệ thuật tinh xảo, được triều đình nhà Nguyễn khen thưởng và phong phẩm hàm.

Trải qua hàng trăm năm, đến nay nghề sơn mài truyền thống vẫn giữ nguyên “hồn”, các sản phẩm sơn mài trên chất liệu gỗ, phục vụ sinh hoạt tôn giáo. Ngoài ra, làng nghề phát triển nhiều mẫu mã sản phẩm tiêu dùng, sinh hoạt hiện đại phù hợp với nhu cầu khách hàng ở cả trong nước và xuất khẩu.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Video: Bên trong làng nghề trống da trâu gần 300 năm tuổi ở Nam Định

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020