Chuyên mục  


Theo đó, Ban Quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng công trình giao thông được giao chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội các đơn vị tư vấn tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, trình UBND Thành phố xem xét trong quý III/2024, hướng đến kế hoạch khởi công Dự án trong năm 2024.

base64-17252523095841303268188.jpeg

Phương án kiến trúc cầu Tứ Liên là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn, tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình.

UBND TP. Hà Nội cho biết, đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025.

Theo quy hoạch, cầu Tứ Liên và đường từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có tổng chiều dài khoảng 11,5 km, từ nút giao Nghi Tàm đến nút giao Vành đai 3 (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên). Trong đó, cầu Tứ Liên có chiều dài 2,9 km, cầu chính dài 1 km, quy mô mặt cắt ngang theo quy hoạch bảo đảm 6 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp và 2 làn đi bộ. Đỉnh tháp cao 158m, chịu được động đất cấp 8.

base64-17252523277281123538942.jpegbase64-1725252327744841996756.jpegbase64-1725252327746508227634.jpeg

Cây cầu dài gần 5km, chiều rộng mặt cầu là 60m, được thiết kế 8 làn xe.

Về phương án thiết kế, cầu Tứ Liên có nhịp chính bắc qua sông Hồng, nối liền bờ phía Tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm thuộc địa phận các phường Yên Phụ, Tứ Liên, quận Tây Hồ với bờ Đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh.

Điểm đầu Dự án giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao Quốc lộ 5 với 5 nút giao gồm nút giao Nghi Tàm, nút giao Hữu Hồng, nút giao kết nối bãi giữa, nút giao Tả Hồng, nút giao Quốc lộ 5 kéo dài.

base64-1725252309599106955328.jpeg

Cầu thiết kế dây văng với ý tưởng hình ảnh rồng thiêng bay lên trời.

Trong đó, bờ phía Tây hiện là tuyến đường có lưu lượng giao thông rất cao do đang là đường vành đai chính kết nối đầu cầu Nhật Tân với cầu Long Biên, Chương Dương.

Cầu được thiết kế là cầu dây văng, kết hợp văng xoắn tạo ra các nhịp lớn với hệ khung kết cấu thép nhẹ, hai hệ trụ cầu chính được tạo hình, kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng mới của Hà Nội.

base64-1725252351932255413729.jpegbase64-17252523519111752280606.jpegbase64-1725252351955449780630.jpeg

Phối cảnh đường nối 2 đầu cầu với chiều dài khoảng 1,2km.

Sau khi được xây dựng, cầu Tứ Liên là cầu thứ 7 tại khu vực nội đô Hà Nội (sau các cầu: Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì) nối các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ với các địa danh hành chính phía Bắc sông Hồng như Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh…

Cầu Tứ Liên cũng là một trong 18 cầu theo quy hoạch sẽ xây dựng qua sông Hồng đoạn qua Hà Nội.

z5771664472211383214b26f4ec9775451841d249c041e-17247447840351688070896-0-227-1440-2531-crop-17247482942361771467204.jpgCây cầu dây văng có giá trị 1.200 tỷ đồng ở Nam Định có gì đặc biệt?

GĐXH - Sau gần 2 năm khởi công, dự án xây dựng cầu qua sông Đào nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi, TP Nam Định có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng đang dần hiện hình hài.

Xem thêm video được quan tâm:

Khoảnh khắc xe tải mất phanh, gây tai nạn liên hoàn trên cầu Phú Mỹ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020