Chuyên mục  


Đó là nội dung được nêu trong văn bản Cục Hàng không Việt Nam vừa gửi Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM); các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways, Pacific Airlines, Vietravel Airlines về việc xây dựng kế hoạch khai thác trở lại các đường bay đi, đến Cảng hàng không Điện Biên (tỉnh Điện Biên).

Đọc thêm
  • photo-1-16811910848271979778045.jpg
    Điều chỉnh cục bộ quy hoạch sân bay Điện Biên

Theo đó, nhằm triển khai Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 27-3-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên, thời gian qua, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là đơn vị được giao là chủ đầu tư đã triển khai thực hiện các hạng mục công trình của Dự án.

Dự kiến, Dự án Đầu tư xây dựng mở rộng Cảng hàng không Điện Biên sẽ hoàn thành và được Bộ Giao thông vận tải cho phép đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 2-12-2023.

photo-1-1698216475424519025159.jpg

Phối cảnh Cảng hàng không Điện Biên.

Để triển khai việc khai thác các đường bay đi, đến sân bay Điện Biên phù hợp với thời điểm hoạt động trở lại, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu Tổng công ty Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không Việt Nam nghiên cứu, xây dựng kế hoạch khai thác các đường bay đi, đến sân bay Điện Biên, tổ chức bán vé để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách và nhân dân.

Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu VATM sớm tổ chức đánh giá, trang bị thêm thiết bị liên lạc VHF thoại không - địa theo hình thức thích hợp đảm bảo tầm phủ, khắc phục vùng không có sóng trong khu vực sân bay Điện Biên để triển khai các quy trình, thủ tục liên quan nhằm đảm bảo sẵn sàng đưa vào khai thác.

Đồng thời khẩn trương triển khai lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng (AWOS) mới để triển khai các quy trình, thủ tục liên quan; sớm bổ sung, điều chỉnh các phương thức bay liên quan tại sân bay Điện Biên (điều chỉnh phương thức tiếp cận độ dốc tiếp cận hụt 4%, 2.5%); phối hợp với Cục và các đơn vị liên quan để triển khai, thực hiện đánh giá bằng hệ thống huấn luyện bay giả định (SIM); bay đánh giá phương thức bay và rà soát, sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến sân bay Điện Biên mới trong quy chế bay khu vực sân bay Điện Biên.

Trước đó, sân bay Điện Biên có có 1 đường cất hạ cánh kích thước 1.830 m x 30 m được đưa vào sử dụng từ năm 1994, nhà ga hành khách được xây dựng năm 2004 có công suất 300.000 hành khách/năm. Do hạn chế về tĩnh không hai đầu đường cất hạ cánh (vướng núi), nên chỉ đảm bảo khai thác máy bay ATR72 , Embraer-190 và tương đương vào ban ngày (trong điều kiện thời tiết cho phép).

Dự án nâng cấp mở rộng Cảng hàng không Điện Biên được khởi công từ tháng 1-2022, có tổng mức đầu tư 1.467,7 tỉ đồng, từ nguồn vốn của ACV.

Dự án xây dựng đường cất hạ cánh kích thước 2.400 m x 45 m, sân quay 2 đầu, đảm bảo khai thác máy bay A320/A321 hoặc tương đương... Nhà ga hành khách được thiết kế gồm 2 tầng, có thể đón 500 ngàn khách/năm.

Điện Biên là tỉnh duy nhất có sân bay trong 6 tỉnh biên giới Tây Bắc của nước ta. Dự án mở rộng sân bay Điện Biên được kỳ vọng sẽ tạo động lực to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020