Chuyên mục  


Trong thời gian gần đây, tình trạng giả danh cán bộ thuế để lừa đảo doanh nghiệp và cá nhân đang gia tăng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi. Các đối tượng thường tự xưng là cán bộ thuế, liên hệ với doanh nghiệp hoặc người dân, yêu cầu nộp tiền, cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện các giao dịch trái phép.

Cụ thể, các đối tượng giả mạo nhân viên cơ quan thuế, liên hệ với các nạn nhân qua điện thoại, Zalo, Facebook… để mời nạn nhân lên cơ quan thuế xác nhận thông tin, kê khai thuế điện tử.

Sau đó, các đối tượng thuyết phục người dân tải ứng dụng giả mạo trên kho ứng dụng Google Play Store (CHPlay). Nếu đồng ý cài đặt các phần mềm giả mạo này, đối tượng lừa đảo có thể kiểm soát, theo dõi điện thoại nạn nhân; thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Hoặc chúng gửi cho người nộp thuế trang web giả mạo có giao diện gần giống trang web của cơ quan, doanh nghiệp để người dùng nhầm tưởng là trang web của đơn vị cung cấp.

Ngoài ra, tội phạm mạng còn giả mạo tin nhắn SMS brand name của Tổng cục Thuế để phát tán tin nhắn giả, gửi các đường link và hướng dẫn giả mạo nhằm chiếm quyền điều khiển điện thoại/máy tính, chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của người nộp thuế.

thue1-17326789937071093623848.jpeg

Ứng dụng cài đặt giả để lừa đảo doanh nghiệp và người dân bị phát hiện.

Mới đây, ngày 14/11/2024, Công an xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội tiếp nhận đơn trình báo của anh T (trú tại Chương Mỹ) về việc anh nhận được cuộc điện thoại của 1 người tự xưng là nhân viên Chi cục thuế huyện Chương Mỹ, hướng dẫn anh kê khai thuế điện tử.

Tiếp đó, người này yêu cầu anh cài đặt phần mềm Dịch vụ công, thực chất là giả mạo. Sau khi cài đặt xong, anh nghi ngờ mình bị lừa và kiểm tra tài khoản ngân hàng thì phát hiện bị trừ hơn 200 triệu đồng, nên đã đến cơ quan Công an trình báo.

Trước đó, ông Trần Văn T, một doanh nghiệp ở xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu cũng nhận được một cuộc điện thoại lạ giả danh cán bộ Chi cục Thuế khu vực Bắc Nghệ II gọi điện yêu cầu giám đốc công ty cài đặt ứng dụng làm hồ sơ giảm thuế giá trị gia tăng. Nhờ cảnh giác trước các thủ đoạn của kẻ gian, giám đốc đơn vị này đã gọi điện cho cán bộ thuế Chi cục Thuế khu vực Bắc Nghệ II để xác minh và đã tránh được vụ lừa đảo.

Trước đó, tại TP Hà Tĩnh, anh N.V.T là giám đốc một công ty đóng trên địa bàn tỉnh đã trình báo về việc có người giả danh cán bộ Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh gọi điện để thông báo về thủ tục kê khai miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Sau quá trình giới thiệu, người này đã yêu cầu anh T cài đặt ứng dụng thuế điện tử để xác nhận thông tin rồi gửi đường dẫn http://dvcgov.lol và hướng dẫn anh T thao tác cài đặt trên máy điện thoại của mình.

Tuy nhiên, sau khi truy cập vào đường dẫn trang web trên thì máy điện thoại của anh T bị treo, không tiếp tục cài đặt được. Lúc này, kẻ giả danh hướng dẫn anh T cài đặt ứng dụng Etax và đăng nhập vào với tên đăng nhập là mã số thuế và mật khẩu là số điện thoại của anh T. rồi yêu cầu anh T nộp 10.000 đồng vào số điện thoại của chính anh để kẻ này gửi mã kích hoạt vào máy.

Khi anh T đang thực hiện những thao tác trên thì đối tượng giả danh đã chiếm quyền truy cập vào điện thoại và sao chép các thao tác truy cập thẻ tài khoản ngân hàng, mật khẩu, mã OTP của anh T và chiếm đoạt số tiền gần 100 triệu đồng trong thẻ ngân hàng của anh.

Vào giữa tháng 4/2024, ông H.V.H (sinh năm 1957, trú tại phường Phú Nhuận, TP Huế), là chủ một cửa hàng kinh doanh đóng tại trung tâm TP Huế nhận được giấy mời do các đối tượng giả danh cán bộ cơ quan Thuế soạn ra với nội dung yêu cầu ông H đến Đội kê khai thuế số 1 (số 3 Trương Gia Mô, phường Vỹ Dạ, TP Huế).

Trong giấy mời này, các đối tượng ghi rõ, yêu cầu ông H đến làm việc với nội dung kê khai thuế, hoàn thiện thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023; cập nhật kê khai thông tin về doanh nghiệp, cá nhân lên cổng thông tin thuế điện tử Chính phủ.

Sau khi gửi giấy mời, các đối tượng liền gọi điện thoại cho ông H và tự xưng là cán bộ cơ quan thuế, đồng thời cho biết sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn ông H thực hiện thủ tục nộp thuế.

Không chút nghi ngờ, ông H đã tin tưởng làm theo hướng dẫn của các đối tượng mà không đến Chi cục Thuế TP Huế để được cán bộ hướng dẫn trực tiếp. Biết "con mồi" dính bẫy, các đối tượng đã cung cấp một đường link cho ông H và yêu cầu ông H khai đầy đủ thông tin để thực hiện nộp thuế.

Tiếp đó, đối tượng còn hướng dẫn ông H cài đặt ứng dụng (app) giả mạo ứng dụng của cơ quan thuế. Do bất cẩn, ông H tin tưởng làm theo hướng dẫn qua điện thoại và trên Zalo thì bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền hơn 290 triệu đồng.

thue2-1732678993717451227090.jpg

Mặc dù liên tục khuyến cáo, vẫn có trường hợp người nộp thuế bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Ảnh minh họa

Tổng cục Thuế cho biết dù ngành thuế liên tục tuyên truyền, cảnh báo, vẫn có trường hợp người dân bị mắc bẫy các đối tượng này, đặc biệt trong những tháng cao điểm quyết toán thuế như cuối năm.

Để đảm bảo quyền và lợi ích của người nộp thuế, Tổng cục Thuế tiếp tục khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản ngân hàng cho bất kỳ ai qua điện thoại hoặc mạng xã hội.

Người nộp thuế cần kiểm tra kỹ các thông tin liên lạc, đặc biệt là những yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin qua điện thoại, mạng xã hội.

Không cho phép bất kỳ cá nhân nào truy cập trực tiếp vào máy tính, điện thoại của mình để hỗ trợ cài đặt, sử dụng phần mềm của cơ quan thuế.

Tuyệt đối không nhấn vào các đường link đính kèm trong tin nhắn điện thoại, Zalo, Facebook... tự nhận là đại diện cơ quan thuế hướng dẫn làm thủ tục về thuế. Không tải hoặc cài đặt ứng dụng dành cho thiết bị thông minh qua các đường dẫn (link) hoặc các hướng dẫn khác không chính thống...

5 thủ đoạn mà các đối tượng lừa đảo thường áp dụng

1. Các đối tượng dùng số điện thoại và xưng là cán bộ của cục thuế, chi cục thuế yêu cầu cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân để được hỗ trợ hướng dẫn làm thủ tục giảm thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế và phục vụ công tác kiểm tra cũng như các cuộc gọi hướng dẫn cài đặt ứng dụng (App) để nhận thông tin từ cơ quan thuế.

2. Kẻ gian giả mạo trang web có giao diện gần giống trang web của cơ quan, doanh nghiệp từ hình ảnh đến nội dung để người dùng nhầm tưởng là trang web của đơn vị cung cấp.

3. Thủ đoạn giả mạo tin nhắn (SMS) brand name của Tổng cục Thuế để phát tán tin nhắn giả.

4. Giả mạo cơ quan thuế để gọi điện hăm dọa, sử dụng chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của người nộp thuế.

5. Giả mạo cơ quan chức năng hỗ trợ dịch vụ công và yêu cầu cung cấp thông tin, gửi hình ảnh căn cước công dân, sau đó đối tượng gửi các đường link và hướng dẫn giả mạo để chiếm quyền điều khiển điện thoại và thực hiện hành vi lấy hết tiền trong tài khoản ngân hàng.

avatar1732671606758-1732671607388405869845.jpegNhóm đối tượng làm giả 'thẻ ngành' công an, quân đội để lừa đảo

Công an đã làm rõ đường dây chuyên làm giả thẻ ngành công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, do Đàm Đình Phú, ở Hà Nội cầm đầu.

images1983397z21-17321737899121555692720-2-0-689-1100-crop-1732173930563727573770.jpgThủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020