GĐXH - Hiện nay có rất nhiều loại bằng lái xe đang được sử dụng trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam 2008. Đó là những loại bằng lái xe nào? Từng hạng được quy định lái xe gì? Bài viết dưới đây sẽ thông tin rõ liên quan đến vấn đề này.
Bằng A2 lái xe là gì?
Khoản 2, Điều 16 Thông tư 12/2017/BGTVT có quy định về bằng lái xe A2. Theo đó, bằng này được cấp cho người điều khiển xe mô tô 2 bánh có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 gồm:
Người lái xe điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3.
Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh.
Để thi bằng lái xe A2 cần đáp ứng điều kiện, độ tuổi nào?
Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện bắt buộc đối với người dự thi để được cấp bằng lái xe A2, cụ thể:
Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
Đảm bảo đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe). Độ tuổi dự thi cũng được quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 số 23/2008/QH12. Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cm3 trở lên.
Ngoài ra, trước khi tham gia các kỳ thi sát hạch, người dự thi bằng lái xe A2 cần đảm bảo sức khỏe theo quy định.
Về trình độ học vấn: Không yêu cầu trình độ.
GĐXH - Bằng lái xe A1 là hạng lái xe cơ bản thấp nhất trong các bằng lái xe, được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép một người được phép điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Vậy để có bằng lái xe A1 cần thực hiện những quy trình gì?
Bằng lái xe A2 dành cho người lái xe điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Ảnh: TL
Đối tượng nào không được phép thi bằng lái xe A2
Phụ lục 1 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT có liệt kê các trường hợp không được phép thi bằng lái xe A2. Cụ thể:
- Tâm thần
+ Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng.
+ Rối loạn tâm thần mạn tính.
-Thần kinh
+ Động kinh.
+ Liệt vận động một chi trở lên.
+ Hội chứng ngoại tháp
+ Rối loạn cảm giác nông hoặc rối loạn cảm giác sâu.
+ Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.
- Mắt
+ Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính).
+ Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > - 8 diop.
+ Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi - thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°. Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°. Bán manh, ám điểm góc.
+ Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây.
+ Song thị
+ Các bệnh chói sáng
+ Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà).
- Tai – Mũi – Họng
+ Thính lực ở tai tốt hơn:
++ Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính);
++ Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính).
- Tim mạch
+ Bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa ³ 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ³ 100 mmHg.
+ HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.
+ Các bệnh viêm tắc mạch (động - tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.
+ Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định.
+ Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.
+ Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).
+ Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.
+ Ghép tim.
+ Sau can thiệp tái thông mạch vành.
+ Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA).
- Hô hấp
+ Các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên (theo phân loại mMRC).
+ Hen phế quản kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát.
+ Lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm.
- Cơ – Xương – Khớp
+ Cứng/dính một khớp lớn.
+ Khớp giả ở một vị các xương lớn.
+ Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động.
+ Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ.
+ Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.
- Nội tiết
+ Đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 01 tháng.
- Sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần
+ Sử dụng các chất ma túy.
+ Sử dụng các chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định.
+ Sử dụng các thuốc điều trị làm ảnh hưởng tới khả năng thức tỉnh.
+ Lạm dụng các chất kích thần (dạng Amphetamine, Cocaine), chất gây ảo giác.
Bằng lái xe A2 chạy được xe gì?
Khoản 2, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định cụ thể các loại phương tiện mà người sở hữu giấy phép lái xe A2 có thể điều khiển bao gồm:
Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Theo quy định này, khi có bằng lái xe A2 trong tay, tài xế được phép điều khiển các xe sau:
- Xe mô tô 02 bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 - dưới 175 cm3.
- Xe mô tô 03 bánh dùng cho người khuyết tật.
- Xe mô tô 02 bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên.
GĐXH - Hiện nhiều người nước ngoài sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Khi họ muốn được thi và cấp bằng lái xe cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Hồ sơ thi sát hạch bằng lái xe A2 phải đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định. Ảnh: TL
Thi bằng lái xe A2 hồ sơ quy định thế nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ dự thi sát hạch lái xe bằng A2 bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị học, sát hạch cấp giấy phép lái xe theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư 12.
- Bản sao giấy tờ nhân thân:
Người Việt Nam: Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Hộ chiếu còn thời hạn.
Người nước ngoài: Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú/thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao/chứng minh thư công vụ.
- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.
- Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe trong đó có tên của người dự sát hạch.
Người dự thi sát hạch nộp cho cơ sở đào tạo lái xe các giấy tờ cần thiết để cơ sở này lập danh sách đề nghị sát hạch gửi đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.
Thời gian đào tạo bằng lái xe A2 là bao lâu? Thi bằng lái xe A2 bao nhiêu tiền?
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 12 và Khoản 1, Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người đăng ký dự thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A2 cần trải qua tổng cộng 32 giờ đào tạo. Trong đó bao gồm 20 giờ học lý thuyết và 12 giờ thực hành trên dòng xe phân khối lớn, có dung tích xi lanh 175cm3 trở lên.
Chi phí trọn gói trung bình tính từ lúc đăng ký cho đến khi cấp bằng dành cho người sát hạch bằng lái xe A2 là 1.500.000 đồng – 1.800.000 đồng bao gồm:
Học phí thi bằng lái xe A2: dao động vào khoảng 1.150.000 đồng (Bao gồm chi phí tập xe cảm ứng hoặc không tùy thuộc vào từng trung tâm đào tạo).
Lệ phí thi: 225.000 đồng. Gồm phần thi lý thuyết: 40.000 đồng, phần thi thực hành: 50.000 đồng.
Lệ phí cấp bằng/thẻ nhựa PET theo quy định của Sở GTVT: 135.000 đồng.
Lệ phí chụp ảnh thẻ 3×4: Miễn phí tại Trung tâm đào tạo sát hạch.
Tài liệu ôn tập Lý thuyết: Trọn bộ miễn phí với 450 câu hỏi, mẹo học + phần mềm ôn thi trên các thiết bị điện tử.
Người dự thi bằng lái xe A2 cần đảm bảo sức khỏe theo quy định.
Bằng lái xe A2 và bằng lái xe A1 khác nhau như thế nào?
Bằng lái xe A2 được xem là phiên bản nâng cấp của bằng lái xe A1. Điểm khác biệt lớn nhất phân biệt hai loại giấy phép lái xe này là dung tích xi lanh xe được phép điều khiển.
Bằng lái xe A2 cho phép lái xe có dung tích xi lanh trên 175cm3. Ngược lại, bằng lái xe A1 chỉ cấp phép để người điều khiển phương tiện sử dụng xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 50cm3 cho đến dưới 175cm3.
Mức phạt quy định khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có bằng lái xe A2?
Theo Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không có bằng lái xe A2 sẽ bị phạt các mức như sau:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
Có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên.
Không có giấy phép lái xe hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện sẽ bị xử phạt tịch thu giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa.