Chuyên mục  


Trước khi qua đời, công việc cuối cùng của ông là giúp nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia) phục dựng hình thức hát cửa đình, nhằm giúp ca trù thoát khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp. Khi các nghiên cứu cơ bản hoàn thành, nghệ nhân cũng bị tai biến.

Trong tháng 3, ông được nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Đây là đợt phong danh hiệu đầu tiên cho các cá nhân có nhiều cống hiến trong gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể. Trước đó, tháng 11/2015, ông được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ sinh năm 1923 tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, trong gia đình có truyền thống đàn hát. Cha của ông - Nguyễn Phú Quỳnh - là một tay đàn có tiếng, còn mẹ là một ca nương. Gia đình ông nối nghiệp ca trù trong nhiều đời. Ông được ông nội là Nguyễn Phú Tằng và cha truyền dạy đàn.

Nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ.

Năm 12 tuổi, ông đã biết cách biểu diễn bài bản. Đến năm 2009, khi ca trù được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, ông tham gia nhiều hoạt động truyền dạy đàn. Người trong giới nghiên cứu và thực hành ca trù tôn vinh ông là "đệ nhất danh cầm".

Sinh thời, nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ chia sẻ: "Cứ mỗi lần lo lắng, phải suy nghĩ việc gì, tôi lại mang đàn ra đánh và có cảm giác như mọi chuyện êm xuôi. Thậm chí hạnh phúc gia đình tôi có được như ngày hôm nay cũng là nhờ tiếng đàn. Nhiều lúc buồn, mệt mỏi, ốm đau, chỉ nghe thấy có học sinh đến tìm là tôi lại khỏe".

Gia cảnh của ông không khá giả. Ông ở cùng con gái út Nguyễn Thị Trang. Nghệ nhân thường giúp con gái trông cửa hàng tạp hóa và bán hàng cho người dân địa phương.

Vân An

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020